• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chàng trai châu Phi dành 10 năm để xuất khẩu “hàng Việt Nam chất lượng cao"

Thực hiện: Bảo Trân | 23/01/2023

(Tổ Quốc) - Nếu như người Việt biết Nam thông qua kênh YouTube hơn 75 nghìn lượt theo dõi thì tôi lại khác, tôi biết Nam thông qua thao tác tìm hiểu việc về xuất khẩu hàng may mặc. Nam là chủ của một đơn vị xuất khẩu có hơn 10 năm kinh nghiệm.

Lần đầu tiên gặp Nam, chúng tôi đã bị cuốn hút bởi khả năng nói tiếng Việt sỏi như người dân địa phương. Nam mở đầu bằng câu hỏi : “Các bạn đến lâu chưa?” rõ ràng và rành mạch bằng một giọng y như người miền Nam đang nói, như thể đây chính là ngôn ngữ mẹ đẻ của anh. Thậm chí thoạt đầu chúng tôi còn nghĩ anh chàng châu Phi này là người gốc Việt.

Nam đã hỏi chúng tôi để chắc chắn rằng cách phát âm của anh hoàn toàn dễ nghe, dễ hiểu. Anh còn thuần thục nói về sự khác nhau trong cách dùng tiếng lóng của người miền Nam và người miền Bắc mà ngay cả sống ở TPHCM hàng chục năm trời tôi còn chẳng nhận ra có sự khác nhau ấy… Và rồi không có bất kỳ sự xa cách nào trong căn phòng làm việc rộng khoảng 60 mét vuông tại quận Gò Vấp của Nam. Nếu như người Việt biết Nam thông qua kênh YouTube hơn 75 nghìn lượt theo dõi thì tôi lại biết Nam thông qua thao tác tìm hiểu việc về xuất khẩu hàng may mặc trên internet. Nam là chủ của một đơn vị xuất khẩu có hơn 10 năm kinh nghiệm.

“Nam" - chàng trai châu Phi dành 10 năm để xuất khẩu “hàng Việt Nam chất lượng cao" - Ảnh 1.

Nam là cái tên người Việt đặt cho Nnadozie Uzor Nadis trong thời gian anh sống ở Việt Nam, chàng trai biết 6 thứ tiếng đã chọn Việt Nam làm quê hương thứ 2.

“Nam" - chàng trai châu Phi dành 10 năm để xuất khẩu “hàng Việt Nam chất lượng cao" - Ảnh 2.

Bên trong phòng làm việc của Nnadozie Uzor Nadis.

Chàng trai châu Phi dành 10 năm để xuất khẩu “hàng Việt Nam chất lượng cao"

Nam năm nay 36 tuổi, là người Nigeria, tên thật của Nam là Nnadozie Uzor Nadis. Vốn chỉ định ở Việt Nam vài tháng để du lịch nhưng đến nay, anh đã gắn bó 14 năm và coi Việt Nam nơi đây như quê hương thứ 2 của mình. Sống từ Bắc đến Nam, cuối cùng anh chọn TPHCM là nơi làm việc, học tập, tại đây nhiều người gọi Nam là "ông Tây" nhưng không phải Tây tóc vàng da trắng mắt xanh mà là một ông Tây da màu, một ông Tây xem người dân thành phố như những người đồng hương.

Vào năm 2008, lần đầu tiên Nnadozie Uzor Nadis đến Việt Nam nhưng đó cũng chỉ là một trong những chuyến du ngoạn khắp thế giới của anh chàng châu Phi này. Đến năm 2009 quay lại Việt Nam, Nam mới tạm khép lại hành trình đi trải nghiệm của mình để mở ra một chương sống mới, xây dựng sự nghiệp kinh doanh của mình tại đây và đó là quyết định anh chàng đưa ra trước khi nói được sành sõi tiếng Việt.

“Nam" - chàng trai châu Phi dành 10 năm để xuất khẩu “hàng Việt Nam chất lượng cao" - Ảnh 2.

“Khi mình quyết định ở lại, bạn bè đã hỏi mình rằng: "Việt Nam là ở đâu? Tôi nghe ở đó có chiến tranh mà?". Nam không biết phải nói gì, chỉ: "Ồ, anh phải đến đây xem”. Rất nhiều người không biết Việt Nam là một quốc gia có ‘thật’ và là một quốc gia hòa bình nên mình cảm thấy mình thật may mắn khi đến đây.

Mình tự hào khi được sống ở Việt Nam cũng như mình tự hào khi mình đến từ châu Phi. Nhiều người không biết và có quan điểm sai về Việt Nam, cũng như khi nhắc đến châu Phi người ta cũng chỉ nghĩ ở đó chỉ có đói nghèo và tội phạm, toàn những điều xấu xa”, Nam thích thú kể về phản ứng của bạn bè khi nghe tin anh chọn sống và làm việc ở Việt Nam.

Kể chuyện kinh doanh của Nam, một gian sống ở Việt Nam và dạy tiếng Anh cho những người ngoại quốc tại đây, song song với đó Nam học tiếng Việt.

Trong một dịp tình cờ anh được bạn bè quê nhà đặt câu hỏi về mặt hàng khiến mình ấn tượng nhất ở đất nước anh đang sống. Không do dự, Nam nghĩ đến dòng chữ “hàng Việt Nam chất lượng cao’’, cứ như thế Nam lao đầu vào kinh doanh và gầy dựng thành công một cơ ngơi nơi đất khách. Cho đến hiện, Nam đã có 10 năm xuất khẩu hàng Việt sang châu Phi và các quốc gia khác.

“Công việc xuất khẩu vẫn là công việc kinh doanh chính của mình. Bắt đầu từ hàng may mặc, đồ may sẵn, vải, thực phẩm, sau đó là đồ nội, ngoại thất, rất nhiều mặt hàng thuộc các ngành hàng khác nhau,", chia sẻ với chúng tôi", Nam cho biết mình đặc biệt ấn tượng dòng chữ “hàng Việt Nam chất lượng cao".

Phòng làm việc của Nam khá ngăn nắp.

Nam biết 6 thứ tiếng, từng du lịch qua hàng chục quốc gia lớn..

"Tên của tôi là Nam, tôi là người Việt Nam"

Trong căn phòng làm việc của Nam nằm trên tầng 2 một căn nhà anh thuê tại quận Gò Vấp, TPHCM, mọi thứ được “nề nếp hoá" và bằng tất cả sự nghiêm túc kính ngưỡng của mình, nơi phía Nam ngồi quay lưng, di ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh được treo cao cùng với lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ.

Điều đó thật nịnh mắt nếu như những người Việt ghé lại đây, nhưng theo Nam tiết lộ căn phòng làm việc này hầu như chỉ có anh, thi thoảng có sự xuất hiện của những người bạn đến từ các quốc gia khác nhau.

Bắt đầu hòa nhập với cuộc sống tại Việt Nam đến nay đã được khoảng 14 năm nhưng để chấp nhận được cái tên Việt, Nam phải mất hơn một năm đi từ sự phủ nhận đến thiết tha và hiện xem nó như một phần trong đời sống của mình.

Anh chàng da màu người Nigeria chắc rằng chưa bao giờ quên câu chuyện về cái tên Nam này. Trong câu chuyện giải thích sự khởi nguồn cho cái tên này, chúng tôi nhìn thấy được rất nhiều sự phấn khích từ Nam, dù đã hơn chục năm cái tên này đi theo và gắn liền với anh.

“Nam" - chàng trai châu Phi dành 10 năm để xuất khẩu “hàng Việt Nam chất lượng cao"

“Khi đến Việt Nam, mình gặp một người chủ nhà, mình đã giới thiệu với cô ấy "Tôi là Nnadozie Uzor Nadis", nhưng cô ấy cứ gọi là Na-dis khi thì bỏ dấu sắc khi thì bỏ dấu nặng phía sau, mình đã phản ứng với cách gọi ấy, cuối cùng để dễ nhớ, cô gọi mình là “Nam".

Ban đầu mình rất bực mình: “Sao họ lại đổi tên mình? Nam là gì, sao cứ gọi mình là Nam?". Nhưng rồi sau đó người bạn đi mình đã giải thích cho mình nghe rằng Nam có nhiều ý nghĩa, là từ chỉ sự nam tính”, mình nghĩ cũng hợp lý đấy", Nam hào hứng nói.

Những tháng ngày sống trên đất Việt, anh cũng có cơ hội đi khắp các tỉnh thành. Trên kênh YouTube của mình, anh chàng châu Phi này đã kể nhiều câu chuyện khác nhau. Nào là đi chợ, nào là ăn hột vịt lộn, rồi học tiếng Việt, "đi bão" cùng người Việt, hát những bài hát của người Việt,...

“Nam muốn chia sẻ nhiều về người Việt Nam và cách sống của người Việt Nam cho nhiều người nước ngoài biết. Muốn họ biết về pháp luật của Việt Nam và tôn trọng người Việt Nam.

Nam cũng muốn chia sẻ về văn hóa của người châu Phi cho những người Việt Nam để hai bên có thể hiểu nhau. Đó chính là lý do Nam bắt đầu làm video để giới thiệu về món ăn và du lịch Việt Nam, âm nhạc Việt Nam”, Nam nói.

Nam kể chuyện anh từng bị giật đồ khi sống ở miền Nam, từng phải một chai nước suối giá 5 USD khi ra miền Bắc. Nhưng trong một dịp tình cờ xe máy bị hỏng, giữa trời nắng anh được một người Việt giúp đỡ bằng cách đẩy phụ hàng km rồi bỏ đi mà không đợi anh đáp một lời cảm ơn.

“Nam" - chàng trai châu Phi dành 10 năm để xuất khẩu “hàng Việt Nam chất lượng cao" - Ảnh 5.

Những chuyện oái oăm và tốt đẹp cứ thế đan xen xảy ra xung quanh anh nhưng nghịch cảnh vốn dĩ không thể kiểm soát, cái người ta có thể kiểm soát là thái độ trước nghịch cảnh ấy, thái độ của Nam là một ví dụ.

"Có thể họ từng có ấn tượng không mấy tốt đẹp với người da màu. Trên thế giới này có 7 - 8 tỷ người, nhưng không có chuyện hai người giống nhau 100% kể cả một cặp song sinh. Khi được sinh ra, chúng ta là một và duy nhất. Người cùng màu da với bạn có xấu xa, quấy phá, có bị kỳ thị nhưng đó đều không phải là bạn", Nam trải lòng.

"Về đâu? Đây là nhà của mày mà?"

Trước khi dừng cuộc nói chuyện với Nam, chúng tôi được nghe từ anh chàng một câu chuyện mà tôi nghĩ không có câu chuyện nào đẹp hơn để kết thúc cuộc phỏng vấn này.

Những năm trước, khi Nam về lại Nigeria, bên cạnh những người thân yêu của anh. Sau khi kể về Việt Nam, trong cơn cao hứng anh nói rằng: “Tôi phải về nhà thôi, tôi đã xa nhà đủ lâu rồi”. Những người bạn của Nam không khỏi bất ngờ: “Về đâu? Đây là nhà của mày mà?”. Nam đáp: “Không, nhà tôi ở Việt Nam”.

Họ rất bất ngờ, họ hỏi mình xem Việt Nam là nhà à? Mình nói đúng vậy, Việt Nam chính là nhà của Nam.”

“Nam" - chàng trai châu Phi dành 10 năm để xuất khẩu “hàng Việt Nam chất lượng cao" - Ảnh 6.

Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, Nam không khỏi phấn khởi khi nhắc đến quê hương Nigeria và Việt Nam cũng là một trong những niềm tự hào của anh.

NỔI BẬT TRANG CHỦ