(Tổ Quốc) - Cuối giờ sáng nay, 7/11, Quốc hội đã thực hiện chất vấn với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Một số câu hỏi được đặt ra nhưng Bộ trưởng đã trả lời có phần lệch trọng tâm câu hỏi.
- 07.11.2019 Một quyết định hai mấy năm không sửa gây rườm rà về thủ tục, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân xin nhận trách nhiệm
- 07.11.2019 Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Cử tri "kêu" văn bằng, chứng chỉ không khác gì "giấy phép con"
- 10.06.2019 Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân: "Nếu Chủ tịch HĐND không chuyên trách thì có 2 Phó Chủ tịch chuyên trách"
- 22.01.2019 Thủ tướng nhắc Tổ công tác do Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cần hoạt động mạnh mẽ hơn
Bộ trưởng mong đại biểu thông cảm việc hợp nhất các văn phòng: Chậm mà chắc
Đại biểu Quốc hội Phùng Văn Hùng, đoàn Cao Bằng, đặt vấn đều câu chuyện nhập vào rồi lại tách ra không phải là hiếm. Mới đây, 11 địa phương đã thực hiện thí điểm sáp nhập 3 văn phòng: HĐND, UBND, Văn phòng đoàn ĐBQH thành một văn phòng chung, không ít người cho rằng việc sáp nhập này không phù hợp với lý luận và thực tiễn, giảm hiệu quả của vai trò cơ quan dân cử của người dân? Quan điểm của Bộ trưởng về việc sáp nhập này có làm tăng hiệu lực hiệu quả của bộ máy không?
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân có chút "lệch" trọng tâm và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhắc nhở Bộ trưởng.
Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, cuối năm 2017 Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng dự thảo sửa đổi, thay 2 Nghị định nhằm tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và cấp huyện. Trong quá trình tổ chức, Trung ương có kết luận về hướng dẫn tổ chức thực hiện sắp xếp các cơ quan chuyên môn của cấp tỉnh, cấp huyện do vậy Bộ Nội vụ đã dừng lại và thực hiện theo kết luận của Bộ Chính trị và đã trình Chính phủ.
Sau đó, Thủ tướng đã chỉ đạo giao Bộ Nội vụ thông báo tạm dừng việc sáp nhập đối với các cơ quan hành chính để chờ sắp xếp lại. Chính phủ đã thống nhất không có thay thế các nghị định này mà chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều .
Trong đó có việc: xin phép Bộ Chính trị chưa thực hiện khung cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện tạm thời sử dụng quy định theo các quy định cũ; bổ sung quy định khung bình quân số lượng cấp phó và xây dựng tiêu chí thành lập đối với các cấp phòng, sở đặc thù..
Về hợp nhất các văn phòng, Bộ Nội vụ đã gửi văn bản cho 63 tỉnh, thành đăng ký làm thí điểm và chọn không quá 20% đơn vị hành chính cấp tỉnh để làm thí điểm. thời gian thí điểm từ nay đến năm 2021 sẽ tổng kết và sau đó Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thì sẽ sửa đổi một cách hoàn chỉnh.
"Mong các đại biểu thông cảm vì chúng ta làm hết sức thận trọng. Chậm nhưng chắc" – Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.
Về vấn đề giảm biên chế, đồng tình với quan điểm không cào bằng của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết năm 2019, Bộ Nội vụ đã thực hiện tăng biên chế cho 3 đơn vị và giảm 6 đơn vị tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ công việc hàng năm mà điều chỉnh tổng biên chế.
Đại biểu Quốc hội chất vấn vấn đề tinh giản biên chế, làm sao để không "mất" người tài
Sẽ hoàn thành mục tiêu giảm 10% biên chế sự nghiệp
Đại biểu Châu Quỳnh Dao, Đoàn Kiên Giang, đặt vấn đề tinh giản biên chế hiện nay liệu có làm giảm những người "tinh" và giải pháp tối ưu nào của Bộ trưởng để sắp xếp lại bộ máy mà không loại người giỏi, giữ lại người kém đức kém tài. Ngoài ra, việc tinh giản biên chế đang tạo tâm lý bất an trong việc sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư. Bộ có giải pháp then chốt nào trong vấn đề này?
Hiện Thủ trưởng, người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương quyết định tăng hay giảm chứ không phải phụ thuộc vào Bộ Nội vụ. Số lượng tăng giảm biên chế tuân thủ theo quy tắc không làm tăng tổng biên ché.
Vấn đề thứ 2 là tinh giản biên chế, tới thời điểm này Bộ Nội vụ có thể khẳng định tới năm 2021 sẽ hoàn thành mục tiêu giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp trong các cơ quan hành chính. Trong hai năm qua, Bộ Nội vụ kết hợp với Bộ Tài chính đã cắt giảm biên chế ngay 2% mỗi năm và Bộ Tài chính cắt giảm về kinh phí chi thường xuyên cũng là 2%. Đến giờ này đã đạt được là 8,85%.
Với lĩnh vực viên chức, theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân là việc khó thực hiện, trong 5 năm qua hầu như không giảm biên chế nào nhưng theo đề nghị các địa phương thì còn cần tăng khoảng 1.000 viên chức ngành giáo dục, y tế…
"Đây là vấn đề cần tính toán để các địa phương cùng với Bộ Nội vụ tìm cách khắc phục trong thời gian tới và cương quyết thực hiện được các chủ trương về tinh giản biên chế"- Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.
Trả lời câu hỏi của ĐBQH về đề án vị trí việc làm, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay, hiện Thủ tướng đã phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện phê duyệt vị trí việc làm, và các nơi làm khá tốt.
Hiện đã có 38 tỉnh có đề án sắp xếp, Bộ Nội vụ thẩm định trình Chính phủ 11 tỉnh, Ủy ban thường vụ 7 tỉnh. Cố gắng tới cuối năm nay sẽ sắp xếp xong 45 tỉnh này với hơn 10 huyện và 631 xã.
"Chúng tôi quyết tâm làm và đề nghị các đoàn ĐBQH đôn đốc các tỉnh làm nhanh"- Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói./.