• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chiến tranh thương mại: Gánh nặng kinh tế cha mẹ Trung Quốc lo trả phí học con cái

Giáo dục 16/10/2018 10:12

(Tổ Quốc) - Phần lớn phụ huynh Trung Quốc đặt ra các ưu tiên về việc chi trả học phí và phí gia sư cho con cái họ mà bỏ qua các chi tiêu khác trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang được kỳ vọng nhiều bởi chính phủ nước này giữa bối cảnh căng thăng thương mại leo thang giữa Bắc Kinh và Washington. Giới lạc quan bày tỏ tin tưởng giới trung lưu Trung Quốc có khả năng giúp đất nước vượt qua giai đoạn căng thẳng này trong khi một số ý kiến khác lại thấy khó khăn có thể vượt qua gia đoạn này khi phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế nặng nề như vậy.

Chiến tranh thương mại: Gánh nặng kinh tế cha mẹ Trung Quốc lo trả phí học con cái - Ảnh 1.

Phụ huynh Trung Quốc đầu tư mạnh cho con cái học hành. Ảnh:scmp

Các bậc cha mẹ Trung Quốc hầu hết đều dành thời gian và chi phí cho việc học tập của con cái họ. Jiang, một kiến trúc sư 35 tuổi phần lờn dành thời gian hàng tuần để dạy kèm con học.

"Tôi luôn dành thời gian học cùng con. Rất nhiều các chủ đề khó mà con khó có thể hiểu hết được vì vậy việc kèm cặp con cái học hành là quan trọng",

Jiang - một phụ huynh Trung Quốc cho biết.

Khi chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục, giới trung lưu Trung Quốc giống như Jiang thì khó để có thể vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, các tín hiệu cho thấy việc các cha mẹ Trung Quốc chi tiêu mạnh tay hơn cho giáo dục đã khiến cho một phần gia tăng ngân sách cho gia đình và hạn chế các khoản chi tiêu khác.

Đầu tư vào giáo dục

Nghiên cứu phạm vi rộng các chủ đề và cùng con học tập đang trở thành thói quen của các cha mẹ Trung Quốc.

Nghiên cứu từ nhóm giáo dục TAL và New Oriental của Bắc Kinh cho biết, các công ty giáo dục lớn đều đưa ra các báo cáo tăng trưởng doanh thu hai con số trong nửa đầu năm nay. New Oriental cho biết, tỷ lệ đăng ký các khóa học dạy kèm môn học và luyện thi tăng lên nhanh chóng.

"Cha mẹ Trung Quốc, đặc biệt là ở tầng lớp trung lưu hiểu được khó khăn để có thể giúp con cái có được thành công trong tương lai nếu đứa trẻ không thể có một tấm bằng đại học tốt. Giữa bối cảnh nhiều lo lắng, các phụ huynh đều muốn con cái học học hành chăm chỉ hơn và sẵn sàng chi một khoản tiền đầu tu vào giáo dục",

Chuyên gia kinh tế độc lập Hu Xingdou nói.

Thực tế, hầu hết phụ huynh khắp thế giới đều gia tăng mức chi phí đầu tư cho con cái học hành với tư duy là khởi đầu tốt cho cuộc sống đảm bảo. Báo cáo của HSBC với tựa đề "Giá trị giáo dục, cao hơn và cao hơn nữa" công bố vào tháng 6 năm ngoái cho biết, một nửa trong số 8491 phụ huynh khảo sát trong 15 nước và lãnh thổ đều đầu tư chi phí cao cho việc giáo dục con cái, trong đó 2/3 phụ huynh trong tổng số chi trả cả phí gia sư và đã từng trả phí gia sư cho con em họ trước đây.

Trung Quốc đã sửa đổi luật giáo dục bắt buộc vào năm 2006, trong đó cấm tuyển sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở để giảm áp lực học hành cho học sinh nhỏ. Trung Quốc hiện tại cũng liên tục khẳng định sự cần thiết phải công bằng trong hệ thống giáo dục bắt buộc miễn phí trong 9 năm học.

Theo scmp, việc lựa chọn trường tốt và các gia đình có mối quan hệ thông thường con được vào học trường tốt hơn. Vì vậy, các cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu thường tìm cách nào đó giúp con cái vào học trường công lập chuyên thông qua việc kiểm tra đầu vào bằng IQ. Cha mẹ Trung Quốc hiểu được tỷ lệ cạnh tranh cao tại các trường đại học trong lục địa bởi dân số cao.

"Ít nhất những bài kiểm tra là minh bạch và tương đối công bằng. Tôi biết cơ hội là rất ít cho con mình để có thể vào trường học uy tín ở cấp trung học cơ sở. Cuối cùng, Jiejie (tên con gái của Jiang) sẽ phải thi tuyển sinh đầu vào các trường đại học và kết quả sẽ phải quyết định bằng điểm số. Vì vậy không bao giờ là quá sớm để đầu tư cho giáo dục", Jiang nói.

Tỷ lệ cao nhất về việc chi trả học phí cho con cái là ở Ấn Độ (96%), các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (93%), Indonesia (87%) trong khi đó tỷ lệ cao các phụ huynh cũng chi trả cho phí gia sư (hiện tại và cả quá khứ) là phụ huynh Trung Quốc (93%), Indonesia (91%), Hong Kong (87%) và Ai Cập (88%).

"Đừng gọi tôi là tầng lớp trung lưu"

Jiang đến từ một vùng nông thông phía bắc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên, cô đã tốt nghiệp một trường đại học đứng đầu của Bắc Kinh. Thu nhập hàng tháng của Jiang khoảng 14.500 đôla Mỹ, gấp 2 lần lương công nhân tại đô thị trong thành phố. Mức lượng như vậy được đánh giá thuộc tầng lớp trung lưu của Trung Quốc.

Theo khảo sát được thực hiện bởi trang Sina.com, khoảng 52.000 phụ huynh toàn nước, phần lớn tầng lớp trung lưu chi tiêu cho giáo dục chiếm khoảng 20% thu nhập hộ gia đình. Khoảng 90% trẻ em mẫu giáo và 81% học sinh ở độ tuổi 18 đều tham gia học gia sư. Các gia đình có con ở độ tuổi trước khi vào lớp 1 chi tiêu khoảng 26% thu nhập cho giáo dục. Khảo sát cũng cho biết, khoảng 61% phụ huynh đều cho biết, họ đều có kế hoạch cho con cái đi du học nước ngoài.

Từ năm 2013, việc chi tiêu cho giáo dục, văn hóa, giải trí và y tế của Trung Quốc đều gia tăng ổn định trong khi các khoản chi tiêu về thực phẩm, thuốc lá, đồ uống có cồn và quần áo giảm sút, dữ liệu chính thức cho biết.

"Nhiều gia đình sẵn sàng chi tiền cho giáo dục và dịch vụ liên quan như du lịch và giải trí. Đây là xu hướng chi tiêu hiện tại và thời gian tới", nhà phân tích Li Chao cho biết./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ