(Tổ Quốc)- Nghị quyết 46/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2017 nêu rõ: Chính phủ thống nhất gia hạn một năm kể từ ngày 1/7/2017 đến hết ngày 30/6/2018 việc miễn thị thực cho 5 nước Tây Âu khi vào Việt Nam.
- 15.06.2017 Những điều ít biết về cây cầu cổ hiếm có bậc nhất Việt Nam
- 14.06.2017 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không có chuyện để Đà Nẵng tự quyết vấn đề Sơn Trà
- 14.06.2017 Hội thảo quốc tế về bảo tồn, phát huy giá trị các đô thị di sản Hội An
- 14.06.2017 Năm 2018, Việt Nam sẽ đuổi kịp Indonesia về tốc độ tăng trưởng du lịch
- 14.06.2017 Quảng Bình giảm phí tham quan hàng loạt hang động
- 14.06.2017 Bắt đầu khai thác đường bay Đà Nẵng – Seoul
- 14.06.2017 Bế mạc Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI - 2017
- 15.06.2017 Xử phạt hơn 40 triệu đồng với 3 doanh nghiệp du lịch ở Kiên Giang
Chính phủ cho phép gia hạn miễn visa cho khách Tây Âu từ 1.7.2017 đến 30.6.2018 (Ảnh: Hồng Hạnh) |
Cụ thể, công dân các nước: Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Tây Ban Nha và Cộng hòa Italia được miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo Nghị quyết 46/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu Bộ VHTTDL tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch, điểm du lịch; đồng thời chủ động đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Cũng tại Nghị quyết 46/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty quán triệt nghiêm túc Chỉ thị số 24/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017. Các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty phải coi đây là nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tái cơ cấu nền kinh tế; bảo đảm tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về thể chế, thủ tục hành chính gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo mọi thuận lợi thúc đẩy phát triển.
Từng Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề cao trách nhiệm cá nhân, bám sát tình hình, chủ động, quyết liệt hành động bảo đảm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đã đề ra đối với ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu không hoàn thành chỉ tiêu được giao. Định kỳ trước ngày 20 hằng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương phụ trách, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ hằng tháng./.