• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chung cư ở Hà Nội dựng cây nêu đón Tết, gửi gắm ước vọng bình an và lưu giữ nét đẹp truyền thống cho con trẻ

Thực hiện: Minh Ngọc | 04/02/2024

(Tổ Quốc) - Dân gian quan niệm rằng, khi những vì thần bảo hộ gia đình đi vắng thì cây nêu được dựng lên để xua đuổi ma quỷ, trừ tà, bảo vệ bình an cho gia đình.

Ông Nguyễn Văn Nhiên – Trưởng Ban quản trị chung cư Ecohome 2 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, dựng cây nêu ở sân chung cư để giữ nét truyền thống và là nét đẹp văn hóa, được thực hiện đều đặn những năm gần đây tại chung cư.

Ông Nhiên chia sẻ, nhiều năm gần đây ở thành phố không còn nhiều nơi dựng cây nêu nữa. Do phong tục mai một trong cuộc sống hiện đại, đất chật người đông và dựng cây nêu cũng mất diện tích và cầu kỳ, thay vào đó là hoa đào, hoa mai hay cây quất cảnh… Trong đó cũng có một phần do lớp trẻ không còn chú trọng ý nghĩa cây nêu.

Cây nêu đang được dựng lên trước sân chung cư

Cây nêu đang được dựng lên trước sân chung cư

Trưởng ban quản trị cho biết, nhằm tạo không khí sôi nổi, chào đón năm mới Xuân Giáp Thìn 2024, tăng cường đoàn kết giao lưu trong cộng đồng cư dân, giữ gìn phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, chung cư Ecohome 2 tổ chức các hoạt động văn hóa, trong đó có phần dựng cây nêu ngay trước sân chung cư.

"Trước khi dựng nêu, chúng tôi đã bàn bạc và chọn không gian phù hợp", ông Nhiên cho biết, ở khu vực này có 4 cây đề nên rất phù hợp để dựng thêm cây nêu vào vị trí trung tâm.

Ngày nay, người ta không chỉ dùng tre mà còn dùng trúc, luồng, bương, nứa, hoặc những cây phù hợp. Cây nêu truyền thống được treo chuông, khánh, trầu cau, cành đa, lá dứa, đèn lồng,... ngày nay có nơi còn treo bao lì xì, tiền thật trong đó nữa.

Cây nêu ở chung cư có phần thay đổi về những thứ trang trí. Không chỉ dùng tre mà còn dùng trúc, luồng, bương, nứa, hoặc những cây phù hợp.

Cây nêu truyền thống được treo chuông, khánh, trầu cau, cành đa, lá dứa, đèn lồng,... ngày nay có nơi còn treo bao lì xì, câu đối

Cây nêu truyền thống được treo chuông, khánh, trầu cau, cành đa, lá dứa, đèn lồng,... ngày nay có nơi còn treo bao lì xì, câu đối

Theo ông Nhiên, cây nêu thường treo cờ thần ở trên ngọn, nhưng ở đây đã thay vào đó là cờ tổ quốc để thể hiện sự gần gũi

Theo ông Nhiên, cây nêu thường treo cờ thần ở trên ngọn, nhưng ở đây đã thay vào đó là cờ tổ quốc để thể hiện sự gần gũi.

Ở thành phố đất chật người đông, việc dựng cây nêu cũng chiếm diện tích và cầu kỳ nên đã bị lược bỏ.

Ở thành phố đất chật người đông, việc dựng cây nêu cũng chiếm diện tích và cầu kỳ nên phần nào đã mai một.

Ở một số miền quê vẫn lưu giữ được phong tục này nhưng chủ yếu là dựng nêu ngoài đình làng, đền chùa để kết hợp thực hiện các phần lễ hội đầu xuân.

Ở một số miền quê vẫn lưu giữ được phong tục này nhưng chủ yếu là dựng nêu ngoài đình làng, đền chùa để kết hợp thực hiện các phần lễ hội đầu xuân.

Mỗi phong tục xưa trong Tết cổ truyền đều mang những ý nghĩa đẹp, xua rủi lấy may. Cũng như tiếng pháo đêm Giao thừa, cây nêu là biểu tượng cho những điềm xui trong năm cũ được xóa bỏ và mong ước những điều lành đến nhiều hơn trong năm mới.

Mỗi phong tục xưa trong Tết cổ truyền đều mang những ý nghĩa đẹp, xua rủi lấy may. Cũng như tiếng pháo đêm Giao thừa, cây nêu là biểu tượng cho những điềm xui trong năm cũ được xóa bỏ và mong ước những điều lành đến nhiều hơn trong năm mới.

Cây nêu - Phong tục xưa không thể thiếu trong Tết cổ truyền

Cây nêu trong quan niệm của người xưa là một biểu tượng thiêng liêng vào dịp Tết Nguyên đán. Trong ngày lễ cổ truyền của dân tộc, cây nêu mang nhiều ý nghĩa, vừa là điểm tựa tinh thần vừa là nơi gửi gắm mong ước một năm mới thịnh vượng của người dân.

Cây nêu còn được gọi là cây Thiên - Địa - Nhân, kết nối Đất vời Trời và nguyện ước của con người. Trên mỗi ngọn nêu được treo các linh vật hoặc phẩm vật khác nhau để thể hiện nguyện ước của con người có thể chạm tới Thần linh.

Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, sau khi cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Dân gian quan niệm rằng, khi những vì thần bảo hộ gia đình đi vắng thì cây nêu được dựng lên để xua đuổi ma quỷ, trừ tà dữ, bảo vệ bình an cho gia đình.

Cây nêu được làm từ những cây tre cao được giữ nguyên phần lá ở ngọn. Dưới gốc sẽ rắc vôi bột trắng hình cánh cung hướng ra bên ngoài nhà. Ở mỗi vùng miền khác nhau, miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay dân tộc thiểu số sẽ có cách trang trí cây nêu khác nhau.

Mỗi một vật trang trí lên cây nêu đều mang một ý nghĩa nhất định, nếu không phải bảo vệ bình an thì cũng là cầu may mắn, sung túc. Chẳng hạn như cái khánh biểu tượng cho những điều tốt lành. Lông gà biểu tượng cho bình an. Lá dứa để trừ tà hay tiền vàng mã cầu tài lộc.



NỔI BẬT TRANG CHỦ