• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chuyện ghi ở 'trái tim' du lịch Quảng Bình: Bài 1- Khi Đảng viên làm du lịch

Thực hiện: Vĩnh Quý - Nhóm PV | 26/09/2022

(Tổ Quốc) - Nhiều năm trước đây, người dân sống xung quanh khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bảng chủ yếu sống dựa nhờ rừng khi hàng ngày họ phải vào tận núi sâu đặt bẫy kiếm từng con thú, ra suối nhặt những con ốc và nắm rau rừng về cơm cháo qua ngày. Cuộc sống của "sơn tràng" chủ yếu là trong rừng thiêng nước độc, họ chui lủi mọi ngóc ngách của rừng nguyên sinh để kiếm tìm, chặt phá những cây gỗ có giá trị về bán kiếm tiền nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch ở nơi đây đã làm thay đổi nhận thức của những gã "sơn tràng" này khi họ từ bỏ việc phá rừng để về làm du lịch…

LTS: Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (VQG-PNKB) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003 và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào 7/2015. Nơi đây được ví là "vương quốc hang động" hay "trái tim du lịch" ẩn chứa trong mình những bí ẩn bất tận với hệ thống hang động đã được khám phá có vẻ đẹp được cả thế giới biết đến như Hang Sơn Đoòng; Động Phong Nha; Động Thiên Đường… VQG-PNKB còn chứa đựng trong mình sự đa dạng về hệ thực vật - động vật đa dạng có tên trong sách đỏ thế giới.

Gần 20 năm sau khi đón nhận Bằng công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, diện mạo của VQG-PNKB đã có nhiều thay đổi và trở thành "trái tim du lịch" Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung khi mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan, khám phá và nghỉ dưỡng ở nơi đây. Trong khoảng thời gian chuyển mình đó, những Đảng viên, cán bộ chính quyền địa phương đã nỗ lực không ngừng để làm thay đổi nhận thức của người dân và hướng đến sự phát triển kinh tế khi lựa chọn những phương án khai thác về du lịch để xóa đói giảm nghèo và làm giàu trên chính quê hương của mình…

Chuyện ghi ở "Trái tim" du lịch Quảng Bình: Người Đảng viên công giáo làm du lịch - Ảnh 1.

Phong Nha - Kẻ Bàng là "trái tim du lịch" của tỉnh Quảng Bình

Bài 1: Khi Đảng viên làm du lịch

Cuộc sống của "sơn tràng" chủ yếu là trong rừng thiêng nước độc, họ chui lủi mọi ngóc ngách của rừng nguyên sinh để kiếm tìm, chặt phá những cây gỗ có giá trị về bán kiếm tiền nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch ở VQG-PNKB đã làm thay đổi nhận thức của những gã "sơn tràng" này khi họ từ bỏ việc phá rừng để về làm du lịch…

Chuyện ghi ở "Trái tim" du lịch Quảng Bình: Người Đảng viên công giáo làm du lịch - Ảnh 2.

Anh Hoàng Văn Ninh (SN 1979)- hiện đang là Phó Bí thư Chi bộ, trưởng thôn Xuân Tiến, thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về những gã "sơn tràng" ở địa phương mình khi có cuộc sống bám rừng cách đây mấy chục năm trước…

Chuyện ghi ở "Trái tim" du lịch Quảng Bình: Người Đảng viên công giáo làm du lịch - Ảnh 2.

Du khách đi thuyền tham quan Động Phong Nha

Anh Ninh kể lại, những năm 90 của thế kỷ trước, khi khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng bây giờ chưa phát triển, đời sống của người dân dựa vào rừng là chủ yếu. Thời đó, người dân Phong Nha dù có cố gắng đến đâu cũng khó để no đủ bởi diện tích làm lúa ít, cuộc sống của người dân bấp bênh và chủ yếu sống dựa vào rừng để kiếm sống qua ngày.

Chuyện ghi ở "Trái tim" du lịch Quảng Bình: Người Đảng viên công giáo làm du lịch - Ảnh 4.

Những đứa trẻ chỉ mới lên năm, lên bảy nhiều lúc phải bỏ học để theo cha mẹ vào rừng kiếm vài que củi, hái ít lá rừng, nhặt mấy con ốc suối về "cải thiện" bữa ăn cho gia đình. Thời điểm đó, đường sá và mọi thứ chưa thuận tiện như bây giờ và trong điều kiện thiếu thốn đủ bề, người dân Phong Nha dù ở vùng bán sơn địa nhưng có cảm giác như ở vùng núi rẻo cao.

Trong các gia đình, những thanh niên trẻ khỏe "sức dài vai rộng" ngày ấy để kiếm được miếng ăn buộc trở thành những gã "sơn tràng" vào rừng đặt bẫy thú, chặt phá cây rừng và tìm kiếm mọi thứ miễn sao khi trở về cái đó có thể bán được ra tiền. Có nhiều người, thời gian họ ở rừng nhiều hơn thời gian ở nhà, họ di chuyển hết hang này, núi nọ giữa rừng thiêng núi độc để kiếm sống. Những người đi tìm trầm thì đi xa hơn, có khi họ còn lạc qua biên giới sang nước bạn Lào để tìm kiếm báu vật rừng…

Chuyện ghi ở "Trái tim" du lịch Quảng Bình: Người Đảng viên công giáo làm du lịch - Ảnh 4.

Thuyền của người dân phục vụ du khách tham quan Động Phong Nha

Những chuyến đi dài ngày đối diện với quá nhiều hiểm nguy, có khi là trượt chân ngã, có khi bị rắn rết và thú dữ tấn công và việc họ trở về được lành lặn đó là sự may mắn của chuyến đi và sẽ may mắn hơn nếu họ tìm được một chút trầm, chặt được cây gỗ quý về bán lấy tiền để sống.

"Mình cũng là một "sơn tràng", ngày đó do cuộc sống khó khăn, mình bỏ học theo gia đình vào rừng kiếm sống bằng việc phá rừng làm nương rẫy, phá rừng tìm kiếm gỗ về làm nhà và phá rừng để bán kiếm tiền mua thêm ít thức ăn, chiếc áo mới và sắm sửa xe đạp, dụng cụ phục vụ sinh hoạt cho gia đình"… anh Ninh tâm sự.

Chuyện ghi ở "Trái tim" du lịch Quảng Bình: Người Đảng viên công giáo làm du lịch - Ảnh 6.

Anh Ninh chia sẻ, cuộc sống mưu sinh gắn chặt với rừng từ bao đời nay của người dân khu vực Phong Nha và các vùng lân cận của huyện Bố Trạch có quá nhiều khó khăn. Lúc khỏe, miếng cơm manh áo từ rừng, nhưng lúc ốm đau thì việc có tiền để thuốc men hoàn toàn là bằng không bởi vì kiểu làm "tay bo miệng lủm" không đủ ăn lấy đâu ra tích góp?.

Vào những năm 1995, khi VQG-PNKB bắt đầu nhận được sự chú ý của mọi người và bắt đầu có khách tham quan đến Động Phong Nha, bản thân anh cũng theo gia đình làm nghề chèo thuyền phục vụ du khách tham quan hang động và mở ra hướng mưu sinh đến hôm nay.

Anh Hoàng Văn Ninh- Đảng viên - tâm sự câu chuyện về làm du lịch ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Buổi đầu hình thành "nghề chèo đò", cả vùng Phong Nha này chỉ có chừng năm, bảy chiếc đò độc mộc chở vài người khách vào tham quan hang động. Mỗi chuyến đò như vậy thu được 45.000 đồng, mỗi ngày 1 chuyến là đã giúp đỡ gia đình có thêm tiền trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, việc phục vụ này chỉ diễn ra vào mùa hè, nên những tháng còn lại trong năm gia đình anh Ninh trồng thêm lúa, nuôi thêm con cá trên sông...Cuộc sống dần ổn định cũng là lúc anh Ninh rời xa nghề đi rừng, chú tâm làm "người lái đò" phục vụ khách du lịch…

Chuyện ghi ở "Trái tim" du lịch Quảng Bình: Người Đảng viên công giáo làm du lịch - Ảnh 8.

Năm 2000, sau khi trở về từ quân ngũ, anh Ninh tiếp tục làm nghề chèo đò phục vụ khách du lịch để kiếm sống. Đến năm 2005, anh chính thức được kết nạp vào Đảng và cũng từ đó có nhiều thay đổi trong cuộc đời: anh lập gia đình, sắm một đò máy riêng để phục vụ du khách để rồi bây giờ công việc này gắn chặt với anh mỗi ngày.

"Tôi đã là người của Đảng. Thực sự ngày đó, nếu không có cấp ủy chính quyền địa phương động viên và tạo điều kiện thì chắc cuộc sống của tôi không được như bây giờ. Những buổi sinh hoạt chi bộ là những lúc tôi nhận được sự động viên của cấp ủy chính quyền, cùng với đó là sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ VQG-PNKB trong việc phục vụ du khách để xây dựng hình ảnh ấn tượng về đội thuyền của vùng di sản thiên nhiên thế giới  trong mỗi chuyến đi của khách du lịch khi đến với Phong Nha - Kẻ Bàng "… anh Ninh nhớ lại.

Chuyện ghi ở "Trái tim" du lịch Quảng Bình: Người Đảng viên công giáo làm du lịch - Ảnh 7.

Du khách xuống thuyền tham quan Động Phong Nha

Thời điểm đó, nhiều người dân Phong Nha thấy anh Ninh và những người khác làm nghề này vừa có tiền, vừa có thời gian nên họ cũng đã bắt đầu sắm thuyền để phục vụ du khách. Từ buổi ban đầu chỉ vài chiếc thuyền nhưng đến hôm nay, đội thuyền phục vụ chở khách tham quan Động Tiên Sơn, Động Phong Nha đã lên hơn 400 chiếc. Vào những thời điểm đông khách, mỗi tháng thuyền gia đình anh chạy cũng được khoảng 20 chuyến, trừ chi phí đi gia đình cũng thu được khoảng 10 triệu đồng. Cuộc sống cứ thế đỡ khó khăn và có tích góp dành cho con cái học hành…

Chị Hương, một trong những người dân thôn Na, xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch) đang sống bằng nghề lái đò chở khách du lịch chia sẻ, mình và gia đình làm nghề hơn chục năm nay và cuộc sống bây giờ đỡ vất vả hơn trước rất nhiều. Ngày đó, khi mới bắt đầu làm, nhờ có chính quyền tạo điều kiện, anh Ninh hướng dẫn nhiệt tình, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm nên dần dần hai vợ chồng chị cũng dần quen với công việc và phục vụ tốt, để lại những ấn tượng đẹp trong mắt du khách khi đến với Phong Nha…

Chuyện ghi ở "Trái tim" du lịch Quảng Bình: Người Đảng viên công giáo làm du lịch - Ảnh 8.

Những gã "sơn tràng" bỏ rừng về phục vụ gùi hàng cho khách du lịch đi các tour thám hiểm trong VQG PNKB

Không chỉ anh Ninh, không chỉ những gia đình hành nghề chèo thuyền phục vụ du khách tham quan hang động ở Phong Nha, nhiều gia đình khác đã không còn dựa vào rừng nữa mà chuyển hướng sang làm dịch vụ du lịch. Những trai tráng trong vùng, những người lớn tuổi vẫn chọn gắn bó với rừng nhưng họ được các công ty du lịch tuyển dụng để làm phục vụ cho các tour thám hiểm rừng. Những bàn tay cầm cưa, cầm rìu chặt phá rừng, những đôi chân, bờ vai gùi những phách gỗ quý ra khỏi rừng ngày ấy giờ đây họ gùi hàng phục vụ cho du khách, họ gom những túi nilon, những thứ rác ảnh hưởng đến rừng để bảo vệ môi trường và giúp rừng phát triển…

Chuyện ghi ở "Trái tim" du lịch Quảng Bình: Người Đảng viên công giáo làm du lịch - Ảnh 11.

Bài 2: Khát vọng làm du lịch ở "làng chiến đấu kiểu mẫu"

NỔI BẬT TRANG CHỦ