• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chuyên gia Nga: Đạn pháo tăng Trung Quốc có thể xuyên giáp trước T-72 Ấn, giải pháp là gì?

An ninh trật tự 25/06/2020 13:13

(Tổ Quốc) - Theo các nhà phân tích của trang Vestnik-Rm.ru, "đạn pháo xuyên giáp Trung Quốc từ những khoảng cách nhất định vẫn có khả năng xuyên thủng phần trước của T-72M1".

Trung - Ấn đưa những xe tăng gì tới khu vực "căng thẳng"?

Trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục leo thang tại biên giới Ấn Độ - Trung Quốc ở khu vực Thung lũng sông Galvan, cả hai bên đưa tới khu vực này các xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) hiện đại nhất của mình.

Với yêu cầu tác chiến tại địa hình núi non hiểm trở của dãy Himalaya, Quân đội Ấn Độ (IAF) đã đưa hàng chục xe tăng nhập khẩu và sản xuất "nội địa" theo giấy phép của Nga là Т-72М1 Ajeya và Т-90S Bhishma.

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng không "kém cạnh" khi đưa MBT hiện đại bậc nhất của mình là Type 15 hay còn gọi là ZTQ-15 tới khu vực.

Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-72 và T-90 của Quân đội Ấn Độ (IAF) di chuyển về hướng biên giới Trung Quốc hôm 17/6.

Xe tăng hạng nhẹ ZTQ-15 có thể hạ gục T-72 của Ấn Độ?

Theo các nhà phân tích của trang Yandex.ru, trong khi các xe tăng T-72 và T-90 đã chứng minh được năng lực tác chiến ở vùng đồi núi (Chiến tranh Afghanistan, Chechnya và Syria) thì mãi cho tới năm 2018 PLA mới chính thức đưa xe tăng hạng nhẹ ZTQ-15 vào trang bị.

ZTQ-15 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực bằng máy tính, có thể phát hiện và nhận dạng các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 3 km và có thể được trang bị các module súng máy điều khiển từ xa.

Về ngoại hình, ZTQ-15 có khá nhiều điểm tương đồng và được cho là biến thể "thu nhỏ" của MBT Type 99/ZTZ-99.

Chiếc xe tăng trang bị cho lực lượng "sơn cước" này nặng từ 33 đến 36 tấn (phụ thuộc vào trọng lượng vỏ giáp). Động cơ với công suất 1.000 mã lực giúp xe này có thể đạt tới vận tốc 70 km/ giờ.

Điều thú vị đó là chiếc xe tăng này chỉ được lắp đặt pháo 105mm nòng xoắn được sao chép pháo Royal Ordnance L7 của Anh.

Pháo 105 mm được cho là "đỉnh cao" của công nghệ Phương Tây những năm 1980 và những biến thể đầu tiên của MBT M1 Abrams được trang bị loại pháo này.

Chuyên gia Nga: Đạn pháo tăng Trung Quốc có thể xuyên giáp trước T-72 Ấn, giải pháp là gì? - Ảnh 2.

ZTQ-15 được cho là biến thể "thu nhỏ" của ZTZ-99 và đã được Trung Quốc xuất khẩu cho Thái Lan với cái tên VT-15.

Theo các nhà phân tích của trang Yandex.ru "ngày nay pháo 105 mm có thể sẽ không hiệu quả khi đối đầu với T-90 hoặc thậm chí T-72 của Ấn Độ được bổ sung hệ thống phòng vệ hiện đại và nhiều khả năng thậm chí còn là "hành động tự sát" đối với thiết giáp Trung Quốc.

Ngược lại, Vestnik-Rm.ru tỏ ra "lạc quan" hơn khi bình luận: "Xe tăng của Trung Quốc cũng có các ưu điểm của mình.

Pháo 105mm sức công phá kém hơn, nhưng theo những dữ liệu được công bố, đạn pháo xuyên giáp Trung Quốc từ những khoảng cách nhất định vẫn có khả năng xuyên thủng phần trước của T-72M1 với các hệ thống phòng thủ đã lỗi thời và không có lớp chống đạn hiện đại (như T-90).

Xe tăng T-72 của Ấn Độ vẫn chưa được lắp đặt các hệ thống ngắm hiện đại và vì thế chúng thua kém ZTQ-15 với kính ngắm tầm nhiệt. T-72M1 có động cơ công suất thấp hơn (780 mã lực so với 1.000 mã lực của ZTQ-15) và kéo theo đó là khả năng cơ động.

Chiếc xe tăng của Trung Quốc còn có thể khai hỏa các tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) và nhờ hệ thống treo thủy lực có thể tùy chỉnh, ZTQ-15 có thể nâng hạ phần đầu xe tăng để bảo đảm được góc bắn tốt hơn đối phương".

Nặng nề hơn, Vestnik-Rm.ru cho rằng "Mặc dù các kỹ sư Nga đã đề xuất những phương án nâng cấp T-72, nhưng do phía Ấn Độ cứ khăng khăng "sử dụng nội lực" khiến việc nâng cấp xe tăng về bản chất là "không có tiến triển"".

Một phóng sự của truyền thông Trung Quốc về "khả năng hoạt động ổn định" của xe tăng hạng nhẹ ZTQ-15.

"Vỏ quýt dày có móng tay nhọn"?

Theo Yandex.ru: "Pháo 2А46М-5 125mm trên T-90S Bhishma của Ấn Độ sẽ hạ gục ZTQ-15 "gần như ở mọi khoảng cách", bởi vì xe tăng hạng nhẹ Trung Quốc khi vận hành trên vùng núi nhiều khả năng chỉ có vỏ giáp ở mức cơ bản, tức là chỉ đủ để đối phó với đạn pháo cỡ nhỏ".

Các nhà phân tích của Vestnik-Rm.ru bổ sung: "Nếu nói về cuộc chạm trán giữa ZTQ-15 với T-90S, kết quả có thể hoàn toàn ngược lại, tất cả các ưu thế thuộc về các xe tăng của Ấn Độ, đặc biệt trong phòng vệ và sức mạnh hỏa lực.

Thậm chí có thể đưa ra dự đoán rằng các chỉ huy PLA sẽ ra chỉ thị cho lực lượng cơ giới cố gắng tránh đụng độ trực tiếp với Bhishma.

Điều thú vị đó là người Ấn Độ đã tung vào cuộc xung đột này các xe tăng T-72 thời Liên Xô cùng những chiếc T-90S hiện đại của Nga, mà không đả động tới “cỗ xe tăng quốc gia” Arjun, mà nhiều khả năng được thiết kế hoàn toàn không phù hợp với các chiến dịch ở vùng núi cao".

Chuyên gia Nga: Đạn pháo tăng Trung Quốc có thể xuyên giáp trước T-72 Ấn, giải pháp là gì? - Ảnh 6.

Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Arjun của Ấn Độ được cho là một dự án "chết yểu".

Bảo Lam

NỔI BẬT TRANG CHỦ