• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chuyên gia nhi khoa phân tích: "Nợ miễn dịch" khiến trẻ hay ốm

Thực hiện: Ngọc Minh | 16/11/2022

(Tổ Quốc) - Theo chuyên gia "nợ miễn dịch" chính là nguyên nhân khiến cho trẻ ốm liên tiếp, mắc hết dịch bệnh này tới bệnh khác.

Trẻ nhập viện giá tăng

Mới đây, tại Hội nghị Nhi khoa do Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý, Bộ môn Nhi (Trường Đại học Y Hà Nội) đã nêu ra vấn đề "nợ miễn dịch" để lý giải cho nguyên nhân vì sao số trẻ mắc bệnh tăng cao sau dịch Covid-19

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý tình trạng bệnh nhi tới khám không chỉ tăng ở tuyến trung ương mà ngay cả ở bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và cả bệnh viện khối tư nhân số trẻ tới khám đều tăng. Từ đầu tháng 9 đến nay, BV Nhi đồng TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 1.500 - 2.000 trẻ mắc các bệnh hô hấp đến thăm khám mỗi ngày.

"Cách đây vài ngày, một số người bạn của tôi đã thốt lên quá tải bệnh nhi. Tình trạng quá tải không chỉ xảy ra ở tuyến trung ương mà còn ở cả tuyến cơ sở", PGS Thuý nói.

Điều đáng nói là hiện nhiều dịch bệnh đã diễn biến trở nên phức tạp, không tuân theo mùa, ghi nhận nhiều ca tăng nặng, thời gian mắc bệnh kéo dài. Điều này được lý giải có nguyên nhân cộng hưởng do "nợ miễn dịch" sau thời gian giãn cách xã hội và giảm tiếp xúc trong đại dịch Covid-19 trước đó.

Do ở trong giai đoạn Covid-19 trẻ con người lớn ở nhà, thực nghiêm túc 5K nên ít mắc bệnh, số lượng bệnh nhân tới viện cũng giảm. Nhưng sau Covid-19 cuộc sống trở lại bình thường, trẻ quay trở lại trường học thì rất nhiều dịch bệnh bùng phát mạnh. Và đặc biệt có những dịch bệnh bùng phát trái mùa tăng về số ca mắc và bị nặng như cúm, tay chân miệng, sốt xuất huyết, andeno virus.

Chuyên gia nhi khoa phân tích: "Nợ miễn dịch" khiến trẻ hay ốm - Ảnh 1.

PGS Thuý chia sẻ tại hội nghị nhi khoa.

PGS Thuý cho biết, trẻ hay bị ốm sau dịch Covid-19 đến từ những yếu tố sau:

Thứ nhất, từ khi sinh ra miễn dịch của trẻ còn non yếu không được bằng người lớn. Quá trình hình thành miễn dịch ở trẻ là quá trình tương tác thích nghi tiến triển một cách tự nhiên. Có nghĩa là khi một đứa trẻ khoẻ mạnh tương tác với môi trường, vi khuẩn, virus sẽ hình thành kháng thể để chống lại những tác nhân đó.

Tuy nhiên, trong thời gian Covid-19 kéo dài, quá trình cách ly xã hội giảm tiếp xúc giữa người với người, giữa trẻ nhỏ với mọi người xung quanh, môi trường (tác nhân) với tác nhân khiến cho quá trình hình thành kháng thể diễn ra chậm hơn.

Thứ hai, khi cách ly xã hội trẻ không được tiêm chủng đẩy đủ vắc xin đầu đủ nên miễn dịch giảm. Khiến cho trẻ dễ mắc bệnh hơn trước.

Thứ ba, trẻ không được ra chơi ngoài môi trường, vận động hình thành phát triển chiều cao cân nặng nên miễn dịch cũng suy yếu đi.

Thứ tư, dinh dưỡng không đa dạng, chỉ đủ dinh dưỡng khiến cho quá trình xây dựng miễn dịch của trẻ bị ảnh hưởng.

"Với tất cả các yếu tố trên trẻ xảy ra quá trình "nợ miễn dịch". "Nợ miễn dịch" xảy ra không chỉ ở trẻ mà cả ở người lớn. Đặc biệt, "nợ miễn dịch" được thể hiện rất rõ sau Covid-19. Ví dụ như trước đây bệnh xảy theo mùa và rơi vào mùa Đông Xuân, thì mùa hè dịch bệnh cũng rất nhiều và có những trường hợp bị bệnh rất nặng. Bệnh mắc nặng xảy ra ở cả những trẻ không có yếu tố nguy cơ.

Ngoài ra, việc bố mẹ sợ con ốm không cho trẻ tương tác với mọi người với môi trường bên ngoài cũng có thể khiến cho trẻ mắc bệnh kéo dài, bệnh nặng.

"Nợ miễn dịch" gây ra hậu quả rõ rệt lên quá trình hình thành hệ miễn dịch, khiến quá trình này diễn ra chậm hơn và trẻ mắc bệnh ngày càng nhiều hơn.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy nhấn mạnh, dù mắc Covid-19 có triệu chứng hay không có triệu chứng thì đáp ứng miễn dịch của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Nhiễm Covid-19 còn gây giảm số lượng hoặc chức năng tế bào trình diện kháng nguyên. Thậm chí còn gây tăng các cytokine kháng viêm (như IL-10 và TGF-β), làm tăng các phản ứng viêm quá mức, đặc biệt tại đường hô hấp, cản trở hấp thụ oxy khiến oxy trong máu giảm thấp, đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Suy giảm miễn dịch do Covid-19 còn gây khó khăn trong đào thải virus và chống nhiễm trùng thứ phát. Khi xảy ra nhiễm trùng thứ phát sau nhiễm covid-19, trẻ còn có nguy cơ bị nặng hơn khoảng 5 - 15.5%. Như vậy, dù không gây ra triệu chứng, nhưng khi nhiễm Covid-19, virus này vẫn có nguy cơ âm thầm gây suy giảm miễn dịch của trẻ trên toàn hệ thống.

Trả "nợ miễn dịch"

Theo PGS Thuý, trả "nợ miễn dịch" có nhiều cách như: chưa tiêm vắc xin thì cần tiêm bù vắc xin, cho trẻ vui chơi sinh hoạt, đa dạng dinh dưỡng cho trẻ...

Quá trình hình thành miễn dịch liên quan tới gen, luyện tập, dinh dưỡng (qua ăn uống). Trong đó, dinh dưỡng qua ăn uống rất quan trọng do đường tiêu hoá chiếm 70% tế bào miễn dịch của cơ thể. Do đó, trẻ cần phải được ăn uống đa dạng, bổ sung dủ các dưỡng chất.

Chuyên gia nhi khoa phân tích: "Nợ miễn dịch" khiến trẻ hay ốm - Ảnh 2.

"Trả nợ miễn dịch" bằng cách ăn uống đa dạng, ảnh minh hoạ.

PGS Thuý cho biết, một số vitamin khoáng chất hỗ trợ tăng miễn dịch có thể kể tới như: sắt, kẽm, vitamin C, vitamin D. Trong đó, kẽm được nhắc tới rất nhiều vì nó tham gia cấu tạo hình thành của 300 loại Enzym, hình thành cấu tạo tế bào, tham gia vào chuyển hoá các chất phát triển chiều dài xương, hình thành miễn dịch, dẫn truyền thần kinh, chuyển hoá canxi.

Bác sĩ Thuý lưu ý bình thường trẻ dưới 2 tuổi có tỷ lệ thiếu máu liên quan tới thiếu sắt sinh lý ở mức độ nhẹ. Sắt có liên quan tới quá trình vận chuyển hormone và hình thành miễn dịch. 

Hiện nay, ở Việt Nam tình trạng trẻ em thiếu kẽm và sắt còn cao. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2019 – 2020, tỷ lệ trẻ em thiếu kẽm ở mức trầm trọng lên 60%, cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt. Đặc biệt, thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt và ngược lại.

Theo PGS.TS Thúy, cách bổ sung vi chất tốt nhất là đa dạng dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ khó khăn trong ăn uống có thể bổ sung bằng các sản phẩm có tỷ lệ sắt và kẽm là 1:1.

NỔI BẬT TRANG CHỦ