TS Phan Minh Liêm cho biết, để phòng chống ung thư, cách tốt nhất là tăng cường ăn thực phẩm giảm nguy cơ ung thư và ngăn chặn triệt để đồ ăn làm tăng khả năng mắc bệnh. Mặc dù vậy không phải ai cũng nắm rõ đó là những loại đồ ăn thức uống nào.
Theo TS Phan Minh Liêm (Trung tâm Ung thư MD Andersom, Đại học Texas, Hoa Kỳ), mỗi năm trên thế giới có hơn 15.000 ca ung thư mới được phát hiện. Tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam là 74,8% - thuộc hàng cao nhất thế giới. Trong đó, đa số các ca ung thư được phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc rất muộn khiến việc điều trị vô cùng khó khăn. Bởi vậy, việc sàng lọc, phát hiện sớm hiện nay trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, với những người khỏe mạnh cũng cần thực hiện nhiều cách để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, phòng chống những căn bệnh đáng sợ có thể xảy ra. Để có thể phòng tránh ung thư tối đa, việc ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng rất nhiều người vẫn chưa nắm hết được thực phẩm nên và không nên ăn để phòng tránh ung thư hiệu quả. Đó là lý do hôm nay, TS Phan Minh Liêm muốn gửi đến chúng ta danh sách thực phẩm, đồ ăn nên ăn để giảm nguy cơ mắc ung thư và thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư cần phải tránh.
Mỗi năm trên thế giới có hơn 15.000 ca ung thư mới được phát hiện.
Top thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư
Các loại nước tương, chao, thực phẩm bị nhiễm nấm độc với độc tố aflatoxin
Ngô, lạc, quả hạnh, hạt có dầu, quả khô, gạo, đậu, gia vị bị mốc có thể gây nhiễm độc tố Afflatoxin, gây ung thư gan. Trong khi đó, nhiều loại nước tương tiềm ẩn nguy cơ ung thư do hàm lượng 3-MCPD chứa trong đó.
1,3-DCP là dẫn xuất của 3-MCPD, là một nhóm trong các chất ô nhiễm hóa học có tên chung là chloropronol. Các chất này luôn tồn tại dưới dạng hợp chất gắn kết và không có sự phân biệt rõ ràng giữa nồng độ của 1,3-DCP và 3-MCPD trong sản phẩm, trừ khi nồng độ của 3-MCPD cao hơn hẳn so với 1,3-DCP.
1,3-DCP và 3-MCPD được xác định là chất ô nhiễm sinh ra khi protein thực vật được thủy phân bằng axit clohydric. Nếu hàm lượng 3-MCPD có trong sản phẩm lớn hơn 1 mg/kg thì có thể tạo thành 1,3-DCP và 1,3-DCP là chất gây đột biến gen ở người. Bộ Y tế đã quy định hàm lượng chất 3-MCPD trong nước tương, dầu hào không được quá 1 mg/kg. Thế nhưng, thực tế chất 3-MPCD nguy hại này vẫn xuất hiện ở nhiều mẫu nước tương của nhiều cơ sở sản xuất và vượt mức cho phép.
Ngô, lạc, quả hạnh, hạt có dầu, quả khô, gạo, đậu, gia vị... bị mốc có thể gây nhiễm độc tố Afflatoxin, gây ung thư gan.
Thức ăn bị cháy khét
Các loại thực phẩm ở dạng chiên, rán, nướng như thịt, cá, đùi gà, đậu phụ rán giòn sẽ sinh ra amin dị vòng gây đột biến gen. Từ đó sẽ gây ung thư, nhất là các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa. Càng chiên rán già lửa càng tạo nhiều amin dị vòng, nhất là khi đang rán lại đổ thêm dầu mỡ vào sẽ làm tăng nhiệt độ đột ngột.
Những loại thực phẩm này được đun nấu ở nhiệt độ cao cũng sẽ tạo ra benzopyren bencanthraxen, gây ung thư đường tiêu hóa. Khoai tây chiên, phồng tôm, bánh mì, trứng, bắp rang, thực phẩm giàu carbonhydrat xử lý ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra acrylamide, gây ung thư vú, thận.
Thịt đỏ
Thịt đỏ có hàm lượng sắt cao, tăng xúc tác men tổng hợp NO từ Arginin, tăng xúc tác biến Nitrat thành Nitrit. Khi Nitrit kết hợp axit amin tạo thành Nitrosamin, gây ung thư ruột, đại tràng, trực tràng. Đó chính là lý do vì sao giới chuyên gia vẫn khuyên chúng ta không được ăn quá 700 g thịt đỏ mỗi tuần.
Thịt đỏ có hàm lượng sắt cao, tăng xúc tác men tổng hợp NO từ Arginin, tăng xúc tác biến Nitrat thành Nitrit.
Phẩm màu công nghiệp, chất bảo quản độc hại, hóa chất, phụ gia độc hại
Việc lạm dụng phẩm màu không nằm trong danh mục cho phép để chế biến nước giải khát, thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai, cà phê, khô bò… sẽ gây độc hại cho sức khỏe con người về lâu dài.
Thực tế thì Bộ Y tế đều có quy định danh mục chất màu được dùng và không được dùng. Kể cả với những loại được dùng cũng phải có liều lượng trong giới hạn cho phép. Nhưng nhiều người vẫn vì lợi tư mà tạo ra những sản phẩm độc hại với liều lượng phẩm màu, chất bảo quản, phụ gia, hóa chất vượt mức cho phép, là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư.
Rượu bia
Uống rượu được xác định là nguy cơ có tính chất cộng dồn gây ung thư cho người sử dụng. Từ năm 2007, Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã tổng hợp các bằng chứng rõ ràng và khẳng định mối tương quan giữa sử dụng rượu và nguy cơ mắc 7 loại ung thư gồm khoang miệng, hạ họng - thanh quản, vòm họng, thực quản, gan, vú, đại trực tràng.
Uống rượu được xác định là nguy cơ có tính chất cộng dồn gây ung thư cho người sử dụng.
Top thực phẩm làm giảm nguy cơ ung thư
Hoa quả, rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ
Trong đó, hoa quả, rau xanh rất giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Trong nhóm thực phẩm này, TS Phan Minh Liêm chỉ ra mọi người nên ăn nhiều khoai lang, súp lơ xanh và trắng, cải bó xôi, cần tây, xà lách, cà chua, bột ngũ cốc, yến mạch, hoa quả nên ăn nhiều cam, lê, nho, dâu. Đây là những thực phẩm hàng đầu giảm nguy cơ ung thư nên được ăn thường xuyên.
Chú ý thường xuyên bổ sung các loại gia vị như nghệ, tỏi
Curcumin, chất làm cho củ nghệ có màu vàng, được cho là có thể cải thiện trí nhớ và tăng cường sức khỏe tinh thần do tính chống viêm mà nó có. Curcumin ngăn chặn NF-kB, một phân tử di chuyển vào nhân tế bào và kích hoạt gen liên quan đến chứng viêm. NF-kB được cho là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư. Nó có thể gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, phát triển và lan truyền ung thư ở mức độ phân tử.
Curcumin, chất làm cho củ nghệ có màu vàng, được cho là có thể cải thiện trí nhớ và tăng cường sức khỏe tinh thần do tính chống viêm mà nó có.
Curcumin có thể làm giảm sự hình thành mạch máu mới trong các khối u, di căn cũng như góp phần vào việc giết chết các tế bào ung thư. Chưa hết, curcumin có thể giúp ngăn ngừa ung thư xảy ra ngay từ ban đầu, đặc biệt là các bệnh ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa, như ung thư đại trực tràng.
Các loại thực vật thuộc lớp allium trong đó có tỏi có hoạt tính chống tăng sinh tế bào ung thư bằng cách tạo ra sự thay đổi của chu kỳ tế bào. Do đó loại gia vị này cũng nên bổ sung thường xuyên để phòng tránh nguy cơ ung thư.
Ăn nhiều các loại đậu
Các loại đậu có tác dụng chống ung thư hiệu quả. Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế thuộc Đại học New York, đậu Hà Lan và đậu nành có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú một cách đáng kể. Trong các báo cáo về dinh dưỡng và sức khỏe, người ta cũng cho rằng các sản phẩm đậu nành nên được đặt ở một vị trí quan trọng để phòng chống ung thư.
Đậu Hà Lan và đậu nành có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú một cách đáng kể.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng khuyên chúng ta nên ăn nhiều hải sản, uống sữa ít béo, phô mai ít béo, ăn hạt hạnh nhân, dầu ôliu, tăng cường nước ép và sinh tố trái cây nhưng không được bổ sung thêm đường vì đường là thực phẩm nuôi tế bào ung thư, uống trà xanh… Giữ được những thói quen ăn uống đó, bạn có thể quen với lối ăn uống lành mạnh, giảm tối đa nguy cơ ung thư rồi nhé!