• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

CNBC: Tại sao Việt Nam nổi lên như một ứng cử viên sáng giá cho vị trí trung tâm sản xuất của thế giới hậu COVID-19?

Kinh tế 28/04/2020 08:12

(Tổ Quốc) - Trung Quốc có thể lung lay vị thế là nhà máy lớn nhất thế giới trong thời kỳ hậu COVID-19. Quốc gia này cũng sẽ thấy sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia nhỏ hơn như Thái Lan, Bangladesh, Việt Nam và Philippines.

Một chuỗi các sự kiện: chi phí lao động tăng cao, cuộc chiến thương mại tốn kém với Hoa Kỳ, đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ nước này... đang đe dọa trực tiếp đến vị thế của Trung Quốc – nhà máy của toàn thế giới.

Nhưng ngay cả khi các quốc gia, bao gồm Ấn Độ, chạy đua để trở thành điểm đến ưa thích của các công ty quốc tế muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, thì Việt Nam đang nổi lên như một ứng cử viên sáng giá để giành cho mình một "miếng bánh lớn" trong thời kỳ hậu COVID-19.

Đây là các số liệu minh chứng cho điều này:

Chỉ số Reshoring của Kearney Hoa Kỳ, so sánh sản lượng sản xuất của Hoa Kỳ với sản lượng nhập khẩu sản xuất từ 14 quốc gia châu Á, đã tăng lên mức cao kỷ lục vào năm 2019, nhờ nhập khẩu Trung Quốc giảm 17%.

Phòng Thương mại Mỹ ở Nam Trung Quốc cũng phát hiện ra rằng 64% các công ty Mỹ ở miền nam nước này đang xem xét chuyển nhà máy sản xuất đi nơi khác, theo một báo cáo của Medium.

Tuy nhiên, sản lượng hàng nhập khẩu vào Mỹ được sản xuất tại Việt Nam tăng lên báo hiệu cho thấy 2 quốc gia đang ngày càng tạo dựng mối quan hệ thương mại chặt chẽ.

Trung Quốc cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia nhỏ hơn như Thái Lan, Bangladesh và Philippines vì chi phí lao động thấp hơn nhiều.

Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng đã thực thi nhiều chính sách ưu đãi để thu hút các công ty nước ngoài, cho phép các nhà sản xuất tiếp cận khu vực thương mại tự do ASEAN và các hiệp định thương mại với các nước trên khắp châu Á và EU, cũng như Hoa Kỳ.

Gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh sản xuất thiết bị y tế và quyên góp các vật tư y tế cần thiết cho các quốc gia đang cần, bao gồm Hoa Kỳ, Nga, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Đức và Vương quốc Anh, nhằm chung tay chống lại Covid-19.

Ngân hàng đầu tư Nomura của Nhật Bản cũng ước tính kinh tế Việt Nam sẽ tăng 1,5 % trong năm nay.

Ngân hàng Thế giới dự báo trong trường hợp xấu nhất về COVID-19 thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ giảm xuống 1,5% trong năm nay và được cho là tốt hơn so với hầu hết các quốc gia ở Nam Á.

Điều đó không có nghĩa là Ấn Độ đã không tăng cường nỗ lực để thu hút các nhà đầu tư đến với quốc gia này. Tháng trước, Ấn Độ đã phê duyệt các gói ưu đãi trị giá 48.000 crore (tương đương 7,215 triệu USD) với để thúc đẩy các đại gia viễn thông quốc tế sản xuất tại đây.

Các quan chức nói với tờ the Economic Times rằng Chính phủ Ấn Độ đang xem xét nhiều cách khác nhau để biến quốc gia này thành một trung tâm xuất khẩu, tận dụng điểm bất lợi từ Trung Quốc sau đại dịch corona, đặc biệt là đối với các ngành dược phẩm và ô tô.

CNBC: Tại sao Việt Nam nổi lên như một ứng cử viên sáng giá cho vị trí trung tâm sản xuất của thế giới hậu COVID-19? - Ảnh 2.

Nguyễn Hoài - Nhịp Sống Kinh Tế

NỔI BẬT TRANG CHỦ