• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cô gái Việt vô địch thể hình thế giới và nỗi đau ngày trở về nước nhìn căn nhà trống, mẹ nằm trong phòng cấp cứu

Thời sự 17/12/2020 07:24

(Tổ Quốc) - Từng là một cô gái trắng trẻo, mủm mĩm, thế nhưng vì ước mơ đạt giải vô địch VĐV thể hình quốc tế, Nguyễn Bích Trâm (33 tuổi) đã bỏ ra 10 năm để luyện tập với chế độ khắc nghiệt. Cuối cùng, năm 2019, vinh quang đã mỉm cười với Trâm.

Năm 2017, lần đầu tiên tham gia giải thể hình quốc tế, Bích Trâm phải lên đường một mình. Trong lúc cuộc thi đang diễn ra, mẹ cô (bà Phùng Thị Liên - 67 tuổi) đột ngột bị thiếu máu cơ tim, ngất ngay tại nhà. Trong đêm, may mắn hàng xóm phát hiện, đưa bà nhập viện kịp thời.

Thế nhưng, trong phòng cấp cứu, bà Liên đã dặn mọi người không kể chuyện này cho Trâm để không làm ảnh hưởng tinh thần con gái. 

Ngày trở về nước, nhìn căn nhà trống, nhận thông báo: "Nếu không phát hiện sớm có thể đã ảnh hưởng đến tính mạng…", Trâm chạy thẳng đến cửa phòng cấp cứu, không ngừng khóc.

Từ hôm đó, bà Liên dần chấp nhận ước mơ "khác lạ" của con. Riêng Trâm lại càng cố gắng, nổ lực vì giải vô địch quốc tế.

Trò chuyện cùng VĐV thể hình Nguyễn Bích Trâm

Tập thể hình 10 giờ/ngày, suốt 10 năm

Hết cấp 3, gia đình gặp biến cố nên mình không tiếp tục lên đại học. Lúc đó, mình đi xin chân bảo vệ công ty 2-3 năm. Hồi đó, mình hay xem mấy bộ phi truyền hình về võ thuật, rất thích muay Thái nên đã đăng ký đi học để bảo vệ bản thân. Lúc này, có một người anh trong nghề thấy mình siêng năng nên giới thiệu mình vào đội tuyển thành phố" - Bích Trâm nhớ lại.

Khoảng thời gian này, buổi sáng luyện võ, buổi tối Trâm tiếp tục tập thể hình để có một cơ thể săn chắc tham gia các giải đấu. Đến năm 2012, thầy Võ Ngọc Toàn (HLV đội tuyển thể hình TP.HCM) lên tiếng đề nghị: "Trâm có muốn tham gia thi đấu thể hình không?", kèm điều kiện chỉ chọn 1 trong 2, hoặc muya Thái, hoặc thể hình. 

Lần đầu tiên, Trâm từ chối. Người thầy chỉ nhắn: "Khi nào cảm thấy cần thì liên hệ, thầy đợi". Đến năm thứ 3, sau khi chinh chiến nhiều giải đấu võ lớn nhỏ, Trâm mới đồng ý tham gia bộ môn thể hình.

Cô gái Việt vô địch thể hình thế giới và nỗi đau ngày trở về nước nhìn căn nhà trống, mẹ nằm trong phòng cấp cứu - Ảnh 3.

Vì ước mơ vô địch giải đấu hình thể quốc tế, Bích Trâm đã có 10 năm luyện tập.

"Trước khi tham gia mình cũng nghe nhiều anh chị nói vất vả nhưng chưa bao giờ thấu nổi. Võ chỉ luyện tập 4 tiếng/ ngày, còn thể hình thì liên tục 10 tiếng trở lên. 

Chế độ ăn loại bỏ hoàn toàn muối, đồ ngọt, tinh bột, mỡ,… để ép cân nhỏ nhất khiến mình bị suy nhược và không còn đủ sức. Mỗi giai đoạn trước giải đấu, VĐV chỉ được nhai gà luộc với rau. Gần tới ngày thi thì nhịn luôn cả nước để bước lên sàn không bị đổ mồ hôi. Khắc nghiệt như thế nên nhiều người không theo được đành bỏ cuộc"- Trâm kể.

Cô gái Việt vô địch thể hình thế giới và nỗi đau ngày trở về nước nhìn căn nhà trống, mẹ nằm trong phòng cấp cứu - Ảnh 4.

Cô chia sẻ từng có làn da trắng, thân hình mủm mĩm trước khi đến với bộ môn.

Lúc ấy, để trang trải chi phí sinh hoạt, Trâm nhận trông coi phòng tập thể hình. Ban đêm khi khách về, Trâm tắt hết đèn và lặng lẽ ngồi luyện tập một mình để đảm bảo không ảnh hưởng công việc.

"Ngày nào cũng vậy, đến lúc chạy xe về nhà thì mình không còn sức, phải tấp vào lề đường ngủ. Đi làm công, chủ không hiểu nên mình tập là họ chửi. Nhưng vì số tiền chi phí ăn uống cho bộ môn quá lớn nên mình chấp nhận. Suốt 7 năm luyện tập, mình gặp đủ chấn thương: trật khớp, chảy máu mũi… Không có tiền, đi khám lại sợ bác sĩ buộc dừng thi đấu để phẫu thuật nên đều phải ráng gồng, chờ khi nào thắng giải nhận tiền rồi tính. Đó là đời sống của VĐV thể hình" - Trâm cười.

Cô gái Việt vô địch thể hình thế giới và nỗi đau ngày trở về nước nhìn căn nhà trống, mẹ nằm trong phòng cấp cứu - Ảnh 5.

Việc chấn thương, đau khớp tay, chảy máu cam đã trở nên thường xuyên.

Cô gái Việt vô địch thể hình thế giới và nỗi đau ngày trở về nước nhìn căn nhà trống, mẹ nằm trong phòng cấp cứu - Ảnh 6.

"Không có tiền, đi khám lại sợ bác sĩ buộc dừng thi đấu để phẫu thuật nên đều phải phải ráng gồng, chờ khi nào thắng giải nhận tiền rồi tính. Đó là đời sống của VĐV thể hình".

Năm 2014, cô gái nhỏ lần đầu tham gia đã xuất sắc giành được 2 huy chương vàng tại Đại hội toàn quốc. 3 năm sau, Trâm nhanh chóng được vào đội tuyển quốc gia, tham gia giải đấu châu Á.

"Lúc em đạt Huy chương vàng châu Á, đang chuẩn bị đi đánh quốc tế thì vào năm 2016, bố mẹ mình li dị, gia đình vỡ nợ, mẹ lại mắc thêm căn bệnh tim. Đó là thời gian mình tuột dốc tinh thần nhiều nhất, cứ nghĩ là không thể nào vượt qua được nữa…".

Năm 2017, tại đấu trường quốc tế, Trâm chỉ dừng lại ở hạng nhì. Thế nhưng, bằng sự kiên trì không ngừng, cuối cùng năm 2019 vinh quanh đã mỉm cười với Trâm khi cô được xướng tên vô địch người có hình thể đẹp tại đấu trường quốc tế.

"Đó là lần đầu tiên sau 7 năm em khóc. Nhìn quanh, đội tuyển đi cùng ai cũng mừng. Bởi khi ấy mình quá hạnh phúc vì đã mang được niềm tự hào về cho dân tộc…".

Cô gái Việt vô địch thể hình thế giới và nỗi đau ngày trở về nước nhìn căn nhà trống, mẹ nằm trong phòng cấp cứu - Ảnh 7.

Năm 2019, Trâm lần đầu tiên đã vô địch giải đấu quốc tế.

Cô gái Việt vô địch thể hình thế giới và nỗi đau ngày trở về nước nhìn căn nhà trống, mẹ nằm trong phòng cấp cứu - Ảnh 8.

Trước đó, cô từng thắng rất nhiều giải thưởng lớn nhỏ.

Giấu bệnh nặng để con vững vàng trên đấu trường quốc tế

Trong khoảng thời gian Bích Trâm tham gia cuộc thi quốc tế, bà Phùng Thị Liên bị thiếu máu cơ tim, đột ngột ngất tại nhà. Thế nhưng, để con gái toàn tâm toàn ý thi đấu, bà Liên quyết định giấu toàn bộ bệnh.

Ngày mang vinh quanh về Việt Nam, Trâm nhận tin mẹ đang cấp cứu tại bệnh viện, cô không ngừng khóc.

"Hôm đó, mình hỏi mẹ sao lại giấu bệnh, mẹ chỉ nói: "Nếu mà nói thì sao, con thi đấu được không?", mình chỉ biết khóc. Suốt 7 năm, lúc nào mẹ cũng lặng lẽ hy sinh, chứng kiến những lúc mình kiệt sức, khó khăn, luôn ở bên động viên. Đi thi đấu ở đâu, trừ khi bệnh, hoặc ra nước ngoài chứ không thì mẹ đều theo đến tận nơi cổ vũ…" - Trâm kể.

Cô gái Việt vô địch thể hình thế giới và nỗi đau ngày trở về nước nhìn căn nhà trống, mẹ nằm trong phòng cấp cứu - Ảnh 10.

Bên cạnh người con gái có đam mê "lạ", là sự hy sinh hết mình của bà Phùng Thị Liên.

Nhớ về ngày đầu tiên theo bộ môn thể hình này, cả gia đình đều phản đối, chỉ riêng bà Liên tin tưởng con gái. Thế nhưng, khi ấy, mỗi lần ra đường, bà lại nghe đủ lời đàm tiếu, dị nghị: "Con gái gì giống con trai quá", "gái không ra gái, trai không ra trai"…, bà Liên chỉ giấu nhẹm nước mắt.

Đến năm 2017, câu chuyện Trâm đạt thành tích cao tại đấu trường quốc tế khiến mọi người đều trầm trồ ngưỡng mộ. Đó là lần đầu tiên bà Liên cảm nhận hạnh phúc.

"Đi đâu mẹ cũng cầm bài báo, ảnh của mình ra để khoe: "Con gái tôi đó, nó mới lấy huy chương vàng châu Á về nè!. Mọi người cũng khen là hình thể đẹp quá làm mẹ vui lắm" - Trâm cười.

Cô gái Việt vô địch thể hình thế giới và nỗi đau ngày trở về nước nhìn căn nhà trống, mẹ nằm trong phòng cấp cứu - Ảnh 11.

Niềm vui của Trâm là mang được tự hào về cho Tổ quốc.

Cô gái Việt vô địch thể hình thế giới và nỗi đau ngày trở về nước nhìn căn nhà trống, mẹ nằm trong phòng cấp cứu - Ảnh 12.

"Có những giai đoạn siết ăn suốt 3 tháng trời, điều mà không ai làm được, nhưng Trâm vẫn cố gắng", HLV Bùi Xuân Trường chia sẻ về cô học trò của mình.

Nói về cô học trò "lỳ lợm" của mình, thầy Bùi Xuân Trường (45 tuổi, HLV đội tuyển TPHCM) chia sẻ: "Môn thể hình có đặc thù khắc nghiệt hơn nhiều bộ môn thể thao khác nên chỉ có người đủ đam mê mới có thể theo được. Bích Trâm rất chịu khó và chăm chỉ. 7 năm, em chưa khi nào bỏ cuộc, khóc vì đau đớn, khó khăn. Có những giai đoạn siết ăn suốt 3 tháng trời, điều mà không ai làm được, nhưng Trâm vẫn cố gắng.

Chỉ có khi đạt giải quốc tế, Quốc ca Việt Nam vang lên, mọi người hát theo thì năm đó Trâm mới khóc lần đầu tiên".

Huy Hậu

NỔI BẬT TRANG CHỦ