• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Có lối sống lành mạnh sao vẫn bị ung thư?

Sức khỏe 26/03/2017 17:40

(Tổ Quốc) - 80% ung thư là do lối sống vốn đã khích lệ chúng ta hướng tới một chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý. Tuy nhiên, một tin không vui là nghiên cứu mới nhất cho thấy vì sao những người có lối sống lành mạnh vẫn bị ung thư.

2/3 ca ung thư là lỗi sao chép ADN

Theo nghiên cứu mới nhất từ Trung tâm Ung bướu Kimmel Johns Hopkins, 2/3 các trường hợp ung thư là do lỗi của ADN (hay DNA - vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử) chứ không phải quan điểm vẫn được phổ biến rộng rãi lâu nay rằng ung thư chủ yếu do di truyền hay lối sống.

Phát hiện này đã giải thích tại sao ung thư thường nhắm đến những người có lối sống lành mạnh và ngay cả khi trong nhà không có ai bị ung thư.

Các nhà khoa học giải thích: Hầu hết các trừng hợp ung thư đều do sai lầm ngẫu nhiên trong mã di truyền khi các tế bào phân chia ở pha G1 của kỳ trung gian (tế bào tăng trưởng kích thước) và không gì có thể ngăn cản nó diễn ra - đơn giản đó là một sự thiếu may mắn.

Bệnh ung thư xuất hiện dù môi trường sống có hoàn hảo đến thế nào.

Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Cristian Tomasetti cho biết: “Chúng ta đều rất biết rằng cần phải tránh các yếu tố nguy cơ như hút thuốc nếu muốn giảm nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng mỗi lần tế bào phân chia và sao chép ADN thành 2 tế bào mới, nó có thể mắc phải nhiều sai lầm”.

“Những sai lầm được nhân bản này chính là nguồn tiềm ẩn của đột biến ung thư và chưa từng được đánh giá đúng trước đây. Và công trình nghiên cứu này đã cung cấp những ước tính đầu tiên về những đột biến gây ra bởi các sai lầm đó”.

TS. Bert Vogelstein, một thành viên của nhóm nghiên cứu, nói: “Bạn có thể giảm các lỗi đánh máy nếu bạn không bị buồn ngủ khi gõ phím và bàn phím của bạn không bị mất một số phím. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có lỗi xảy ra vì không ai có thể gõ hoàn hảo”.

Phân tích dữ liệu từ 69 quốc gia

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu sự đột biến làm tăng sự phát triển của tế bào bất thường ở 32 loại ung thư khác nhau. Và điều các nhà khoa học phát hiện ra là không gì có thể ngăn cản lỗi trong quá trình sao chép ADN.

Sử dụng trình từ ADN và dựa trên hệ dữ liệu thu thập được từ 69 quốc gia (bao gồm ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến) các nhà khoa học đã phát triển một thuật toán để đánh giá vai trò của những lỗi xảy ra khi sao chép gen.

Kết quả cho thấy sự đột biến gen từ 2 trở lên có thể kích hoạt ung thư. Theo đó, trong 1 số loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư não và xương, hơn 95% là do lỗi sao chép ADN ngẫu nhiên. Lỗi sao chép cũng liên quan với 77% trường hợp ung thư tụy và 35% ung thư phổi.

Sau đó mới đến các yếu tố khác như hút thuốc, lối sống…

Nhìn chung, 66% đột biến ung thư là do lỗi sao chép, 29% là do lối sống và chỉ 5% là di truyền gen lỗi.

Ung thư vẫn có thể phòng ngừa

TS Vogelstein nói thêm: “Chúng ta cần vẫn cần tiếp tục khuyến khích mọi người tránh lối sống và môi trường không lành mạnh bởi chúng làm tăng nguy cơ đột biến gây ra ung thư.

“Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn sẽ mắc ung thư do lỗi sao chép ADN ngẫu nhiên, do đó những phương pháp chẩn đoán ung thư sớm để tăng cơ hội chữa khỏi là rất cần thiết”.

GS Mel Greaves, Viện Nghiên cứu Ung thư London, nói: “Ngay cả khi nghiên cứu này chỉ ra hầu hết ung thư là do đột biến ngẫu nhiên thì các nhà nghiên cứu vẫn thừa nhận ung thư có thể phòng ngừa được.

'”Chúng tôi đã có những bằng chứng khoa học cho thấy ung thư là sự kết hợp của các yếu tố môi trường, nguy cơ di truyền và sự đột biến ngẫu nhiên.

“Và nếu như di tryền từ cha mẹ là không thể cứu chữa thì chúng ta vẫn có rất nhiều cơ hội để giảm hay phòng ngừa ung thư bởi sự phơi nhiễm các yếu tố môi trường vẫn đóng 1 vai trò quan trọng.

(Theo Nature&DM/Dân trí)

NỔI BẬT TRANG CHỦ