(Tổ Quốc) - Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc chậm lại đột ngột là cơn ác mộng lớn thứ hai đối với ông Trump trước cuộc bầu cử tháng 11. Cơn ác mộng đầu tiên là cuộc khủng hoảng Covid-19 đã "phá huỷ" đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ mỗi ngày kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 1/2017. Tiếp theo chính là việc hàng hoá Mỹ mất đi thị trường 14,1 nghìn tỷ USD.
Tổng thống Trump đã rất nỗ lực để đưa nền kinh tế lớn nhất châu Á ra khỏi con đường thống trị thế giới. Nhờ có sự "hỗ trợ" từ việc Covid-19 bùng phát, ông Trump có thể tuyên bố nhiệm vụ đã hoàn thành. Cuộc chiến thương mại kéo dài 2 năm của ông đã khiến hệ thống "miễn dịch" của kinh tế Trung Quốc yếu đi và khả năng có thể chống đỡ với tác động của đại dịch là điều ít ai dự đoán.
Hiện tại, Fitch Ratings dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ giảm khoảng 4% trong quý hiện tại. Tổ chức này cho biết: "Tác động đối với hoạt động kinh tế là đặc biệt sâu sắc." Tuy nhiên, con số dự đoán này có thể còn "nhẹ nhàng" hơn so với thực tế. Trung Quốc có thể đối mặt với đà sụt giảm kinh tế mạnh nhất kể từ cuộc Cách mạng Văn hoá và thậm chí có khả năng lao dốc mạnh hơn nữa.
Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc sụt giảm 13,5% trong 2 tháng đầu năm cho thấy sự biến động mạnh, có thể kể đến đầu tư tài sản cố định giảm 24,5% và doanh số bán lẻ cũng giảm 21% trong cùng kỳ. Và điều này lại tạo ra nhiều rắc rối đối với nền kinh tế Mỹ hơn những gì nhóm của ông Trump dự đoán.
Hồi tuần trước, ông Trump vẫn kỳ vọng rằng kinh tế Mỹ có thể mở cửa trở lại vào dịp Lễ Phục sinh 12/4, nhờ vào việc nhìn nhận thực tế ở Trung Quốc. Nhật Bản cũng đang gặp khó khăn ở thời điểm này, khi GDP giảm 7,1% trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12. Châu Âu cũng đang có những bước đi khập khiễng khi ngành du lịch toàn cầu hoàn toàn biến mất. Sự mơ tưởng về đà phục hồi hình chữ "V" của Trung Quốc đang nhường chỗ cho những dự đoán rằng Trung Quốc khó có thể tăng trưởng trong năm nay.
Việc dự đoán về Covid-19 không nằm trong sự tính toán của ông Trump, nhưng những điểm yếu khiến nền kinh tế Trung Quốc lao đao lại mang dấu vân tay của ông. Thuế quan của Mỹ áp với hàng trăm tỷ USD hàng hoá của Trung Quốc dường như là một ý tưởng tuyệt vời đối với Tổng thống Mỹ vào đầu năm 2018. Động thái này đã khiến GDP Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng 6,1% trong năm 2019 – chậm nhất trong gần 30 năm.
Tuy nhiên, thuế quan của Mỹ cũng không thể thay đổi cơ chế trong mô hình kinh tế của Trung Quốc. Sự thay đổi về cấu trúc trong mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung mà cố vấn về Trung Quốc của ông Trump – Peter Navarro, mong muốn đã thất bại. Bắc Kinh không loại bỏ những chính sách có lợi cho doanh nghiệp nhà nước, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Mỹ hay thay đổi môi trường cạnh tranh một cách công bằng.
Tất cả những gì ông Trump nhận được từ Chủ tịch Tập Cận Bình là một thoả thuận giai đoạn 1 đầy mơ hồ, trong đó Bắc Kinh cam kết mua thêm một số loại hàng hoá của Mỹ. Hiện tại, về cơ bản, cam kết thiếu chắc chắn đó được thúc đẩy là do Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, kỳ vọng rằng thoả thuận giai đoạn 2 sẽ có những điều khoản ràng buộc hơn.
Ngay cả khi đã ký kết thoả thuận thương mại và dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu, thì mối quan hệ giữa ông Trump và ông Tập cũng không có sự cải thiện. Các nhà đàm phán thương mại của Bắc Kinh chắc chắn sẽ khó có thể quên cụm từ "virus Trung Quốc" mà ông Trump từng nói.
Có thể thấy, Trung Quốc đã hứng chịu nhiều lời chỉ trích về phản ứng chậm trễ trước một dịch bệnh lạ - nay đã trở thành đại dịch. Tuy nhiên, hiện tại không phải là lúc để đổ lỗi cho bất kỳ bên nào. Mỹ và Trung Quốc ở thời điểm này nên cùng hợp tác để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh, xác định bản chất thực sự của mầm bệnh và tìm ra vắc-xin.
Ngược lại, cơ hội nền kinh tế được "chữa lành" đã bị dập tắt bởi quan điểm thù ghét. Chính quyền ông Trump nên lập tức hoãn áp thuế quan đối với Trung Quốc ở thời điểm này, dù chỉ là tạm thời, và cam kết không làm suy yếu đồng USD hay nhắm mục tiêu đến các công ty Trung Quốc, như Huawei.
Thay vào đó, không ngừng đổ lỗi cho Trung Quốc ở thời điểm các nhà đầu tư đang mong đợi về chủ nghĩa đa phương. Việc Mỹ và Trung Quốc theo đuổi cách tiếp cận với "trò chơi có tổng bằng không" nhằm kích thích tăng trưởng sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng, vốn đã khiến thị trường hoang mang. Còn một cuộc chiến giữa "Nhóm hai quốc gia" cũng không mang đến lợi ích cho bất kỳ ai.
Ít nhất, phía Mỹ nên nhận thấy rằng nền kinh tế của họ bắt đầu suy thoái. Chỉ trong tuần trước, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên con số 3,3 triệu. Điều này cho thấy cái nhìn rõ ràng nhất về sức tàn phá đối với kinh tế của Covid-19.
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc chậm lại đột ngột là cơn ác mộng lớn thứ hai đối với ông Trump trước cuộc bầu cử tháng 11. Cơn ác mộng đầu tiên là cuộc khủng hoảng Covid-19 đã "phá huỷ" đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ mỗi ngày kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 1/2017. Tiếp theo chính là việc hàng hoá Mỹ mất đi thị trường 14,1 nghìn tỷ USD. Theo đó, Trung Quốc sẽ hạn chế mua ô tô của General Motors hay máy bay Boeing, tăng mua đậu tương. Nhiều hộ gia đình sẽ không "sắm" iPhone mới nâng cấp phần mềm hay mua những loại mắt kính đắt tiền.
Trong chiến dịch bầu cử năm 2016, ông Trump đã hứa hẹn rằng sẽ đưa tốc độ tăng trưởng chạm mức 4%. Dẫu vậy, hiện tại, ông không thể thực hiện mục tiêu đó khi GDP Trung Quốc sụt giảm mạnh đến vậy trong khoảng thời gian 3 tháng.
Tham khảo Forbes