(Tổ Quốc) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, con tàu kinh tế được chuyên gia thế giới dự báo là đi qua vùng thời tiết xấu nhưng chúng ta đã hạ cánh an toàn vào cuối năm 2018, lạm phát dưới 4%, cả trung ương và địa phương đều vượt thu ngân sách...
- 23.04.2019 Hà Nội và 12 tỉnh, thành phố tiếp tục phát triển theo 3 trụ cột là kinh tế, xã hội, môi trường
- 12.01.2019 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ “đặt hàng” các nhà khoa học đóng góp trí tuệ, cùng Chính phủ xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
- 27.11.2018 Nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược hàng đầu trong phát triển bền vững kinh tế- xã hội
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi thảo luận.
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 22/5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất 4 lần, mỗi lần 0,25% trong một năm, đã đẩy tỷ giá đồng đô la Mỹ trên thế giới lên cao, áp lực lớn đến lạm phát. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia khác đã phá giá đồng tiền, điều này gây áp lực tới chúng ta.
Căng thẳng giữa các nước lớn làm thương mại toàn cầu sụt giảm (Năm 2017 tăng 5,3% thì 2018 còn 3,9% trong khi nước ta dựa nhièu vào xuất khẩu). Thị trường chứng khoán trao đảo nhiều phiên.
Dù vậy, "Con tàu kinh tế được chuyên gia thế giới nói đi qua vùng thời tiết xấu nhưng chúng ta đã hạ cánh an toàn vào cuối năm 2018. Lạm phát dưới 4%, thu ngân sách vượt thu cả trung ương và địa phương, nội địa và xuất khẩu", Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng, GDP năm 2018 tăng cao nhất 11 năm và nông nghiệp tăng cao nhất trong 7 năm. Tổng cầu cũng tăng 11,7%, mức 2 con số rất cao mà trước đây khó thấy. Do đó, quy mô kinh tăng mạnh, đứng thứ 44 về GDP danh nghĩa và 34 thế giới về sức mua tương đương.
Về 2 điểm nghẽn, theo Phó Thủ tướng thì tổng đầu tư tư nhân tăng, nhà nước giảm là đúng hướng, nhưng phân bổ và giải ngân đầu tư công còn chậm do tổ chức thực hiện và thể chế.
"Về tổ chức thực hiện thì Chính phủ đang chỉ đạo bộ Kế hoạch và Đầu tư công khai các địa phương bộ giải ngân thấp và lập tổ đốc thúc", Phó Thủ tướng cho hay.
Đánh giá chung, 3 năm qua công tác sắp xếp cổ phần hóa được đẩy mạnh và hiệu quả thực chất hơn, khắc phục sơ hở pháp luật trong quản lý đất đai, bảo đảm công khai minh bạch, chống lợi ích nhóm. Hiện nay ta cổ phần hóa toàn doanh nghiệp lớn, trước đây doanh nghiệp quy mô 5.000 tỷ đồng trở lên thì mới kiểm toán nhưng nay 1.800 tỷ đồng là kiểm toán. Theo Phó Thủ tướng, chúng ta không cổ phần hóa lấy được mà phải coi trọng, chất lượng cổ phần hóa.
Các đại biểu tại buổi thảo luận tổ.
Về xử lý nợ xấu, hết tháng 1/2019 đã xử lý được 205.000 tỷ đồng, hệ thống tài chính ngân hàng được củng cố thêm và các hãng đánh giá tín nhiệm đều nâng hạng. Về nợ công thì 2015 đã kịch trần, 64,8% nay còn 58,4%. Nợ công giảm nhưng chúng ta không huy động thêm vì chi phí trả nợ quyết định. Năm 2018 chi phí trả gốc, lãi là 27,6% nhưng 2018 còn 18,3%, dưới mức an toàn, tuy nhiên, áp lực vẫn lớn.
"58,4% nợ công là vẫn còn cao chứ không thấp đâu", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phát biểu ý kiến buổi thảo luận tổ, ĐBQH Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, điều hành của Chính phủ đã sát với thực tế hơn.
"Trong năm 2018 và đầu năm 2019, Chính phủ giữ tăng thấp, giữ được tốc độ tăng kinh tế ổn định để nhà đầu tư hoạch định tốt kế hoạch. Điều hành tiền tệ thành công...Bên cạnh đó, trong điều hành các vụ án nóng đã xử lý nhanh, giảm nóng đỡ bức xúc xã hội. Đấy là mặt được", ĐBQH Nguyễn Đức Kiên nói.
Về hạn chế, ĐBQH Nguyễn Đức Kiên cho hay, đầu tư công chậm không hoàn thành kế hoạch. Định là đi trước gỡ nút thắt nhưng chưa được...