• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Công nhận 2 cây nghiến cổ thụ là Cây Di sản Việt Nam

18/05/2011 10:25

Tiêu chí để công nhận cây di sản đối với cây tự nhiên là phải sống trên 200 năm, cao trên 40m, đường kính trên 2m, có hình dáng đặc sắc; ưu tiên các loài gỗ quý hiếm, có giá trị văn hóa, lịch sử.

Tiêu chí để công nhận cây di sản đối với cây tự nhiên là phải sống trên 200 năm, cao trên 40m, đường kính trên 2m, có hình dáng đặc sắc; ưu tiên các loài gỗ quý hiếm, có giá trị văn hóa, lịch sử.

Cây nghiến 500 tuổi tại Pác Bó (Cao Bằng)Cây nghiến 500 tuổi tại Pác Bó (Cao Bằng)





Ngày 16/5, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Cao Bằng tổ chức lễ công nhận hai cây nghiến cổ thụ ở Cao Bằng là Cây di sản Việt Nam.

Đây cũng là hành động thiết thực hưởng ứng Năm Quốc tế về Rừng 2011, Ngày Môi trường thế giới 5/6 và hưởng ứng Năm Thập kỷ Đa dạng sinh học quốc tế 2011 – 2020.

Cây nghiến cổ thụ thứ nhất mọc tại làng Bó Bẩm, xã Trường Hà (huyện Hà Quảng), cao hơn 40m, đường kính đo tại gốc hơn 2m, tuổi thọ hơn 500 năm.

Đây là cây nghiến mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ngồi nghỉ, nói chuyện với đồng bào địa phương trong thời kỳ hoạt động cách mạng tại Pác Bó. Cây được nhân dân địa phương bảo vệ vào chăm sóc rất tốt.

Cây thứ hai mọc ở xóm Lũng Túng, xã Kim Loan (huyện Hạ Lang), cao 50m, đường kính đo tại gốc 2,5m (6 người ôm), tuổi thọ gần 1.000 năm. Đây là một trong những cây nghiến cổ nhất Việt Nam, nằm trong khu vực rừng thiêng, cấm khai thác của đồng bào dân tộc Tày, xã Kim Loan, được nhân dân bảo vệ nghiêm ngặt.

Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh cho biết, đây là hoạt động nhằm tôn vinh những cây cổ thụ có giá trị về khoa học, cảnh quan, môi trường, văn hóa, góp phần bảo vệ nguồn gen thực vật tiêu biểu của Việt Nam .

Tiêu chí để công nhận cây di sản đối với cây tự nhiên là phải sống trên 200 năm, cao trên 40m, đường kính trên 2m, có hình dáng đặc sắc; ưu tiên các loài gỗ quý hiếm, có giá trị văn hóa, lịch sử.

Sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khởi xướng và phát động từ 18/3/2010. Tới nay đã có rất nhiều đơn vị, cá nhân trong cả nước hưởng ứng, với gần 300 cây ở 20 tỉnh, thành phố đã đăng ký.

Bước đầu, Hội đồng Cây Di sản đã xét duyệt và công nhận 92 cây.

Gần đây nhất, cây sa mu dầu ở vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An, một trong những cây cao to và hùng vĩ vào loại bậc nhất ở Việt Nam, với chiều cao khoảng 70m và có chu vi thân đo được là 23,7m, đường kính thân 5,5m cũng được chứng nhận là Cây Di sản. 

 

Theo Chính phủ

NỔI BẬT TRANG CHỦ