(Tổ Quốc) - Tạp chí Metropolis vừa đưa ra bảng xếp hạng 10 thủ đô, thành phố đáng sống nhất trên thế giới năm 2016, được lựa chọn từ danh sách 65 thành phố nổi tiếng thế giới do các phóng viên, biên tập viên đề cử.
- 01.06.2010 10 nơi đáng sống nhất thế giới
- 06.10.2009 Nơi đáng sống nhất thế giới
- 10.11.2010 10 quốc gia đáng sống nhất
- 05.11.2014 Việt Nam lọt Top 20 quốc gia đáng sống với người nước ngoài
- 27.02.2016 Vienna đứng đầu Top 10 thành phố đáng sống nhất thế giới
Kết quả dựa vào ý kiến của các chuyên gia và nghiên cứu của riêng tờ này. Trong quá trình thiết lập danh sách, tiêu chí được tờ Metropolis đưa ra dựa trên những vấn đề cốt lõi về nhà ở, giao thông, sự bền vững trong quá trình hình thành, phát triển và văn hóa.
Mặc dù quá trình chấm điểm tổng thể còn xét đến nhiều yếu tố khác gồm cả tiền thuê nhà, thời gian đi lại, những hỗ trợ cho người dân và không gian xanh trong các thành phố nhưng chốt lại vẫn là những khía cạnh mà thành phố đang làm tốt cùng những tiềm năng tương lai của họ.
Theo đó, thủ đô Copenhagen (Đan Mạch), là thành phố đứng đầu danh sách. Chín thủ đô, thành phố còn lại lần lượt là: Berlin (Đức), Helsinki (Phần Lan), Singapore, Vienna (Áo), Tokyo (Nhật Bản), Oslo (Na Uy), Melbourne (Thụy Sĩ), Toronto (Canada), Portland (Mỹ).
Châu Á có hai đại diện là thủ đô Tokyo của Nhật Bản và Singapore.
Thủ đô Copenhagen, Đan Mạch được xếp đầu bảng với những lý do khá hợp lý: là thành phố xanh, sạch khi phần lớn phương tiện đi lại được người dân sử dụng là xe đạp. Gần 45% người dân ở đây sử dụng xe đạp để đi lại, đó là kết quả có được từ Chiến lược sử dụng xe đạp để bảo vệ hạ tầng, giai đoạn 2011-2015. Điểm nổi trội của Chiến dịch này là một chương trình phát triển do Phòng Giao thông thành phố triển khai, biến Copenhagen trở thành “Thành phố xe đạp tốt nhất thế giới”, qua những làn đường dành cho xe đạp được hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả là việc công dân của thành phố có cơ hội được đi dạo quanh bờ biển, tới những nơi đẹp nhất của thành phố. Tiếp đến là việc kiểm soát lượng khí carbon trong không khí, năm 2012, Thị trưởng thành phố Frank Jensen và Giám đốc kỹ thuật và môi trường thành phố Ayfer Baykal đã đề xuất kế hoạch khí hậu CPH 2025 nhằm mục đích đưa Copenhagen trở thành thành phố trung tính được lượng carbon trong không khí đầu tiên trên thế giới. Ba ưu tiên hàng đầu của Copenhagen là đẩy mạnh chuyển đổi cấu trúc hạ tầng giao thông, tăng cường các tiện ích công cộng, và thiết lập lại sự yên tĩnh thành thị, được tập trung triển khai chủ yếu trong hai khu vực chính tại trung tâm thành phố là Sankt Annæ Place và bãi biển Ophelia.
Thủ đô Berlin, Đức
Thủ đô Helsinki, Phần Lan
Thành phố Singapore, Singapore- Tòa nhà CapitaGreen, được thiết kế bởi kiến trúc sư Pritzker đoạt giải Toyo Ito, là tòa nhà xây dựng theo tiêu chuẩn mới của thành phố
Thủ đô Vienna, Áo
Thủ đô Tokyo, Nhật Bản- Chùa Rurikoin Byakurengedo, một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng ở Tokyo, được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014
Thủ đô Oslo, Na Uy- Nhà hát Opera House Oslo được thiết kế như một phần nổi lên trên mặt nước và tạo thành một khối một kết nối hình ảnh giữa trung tâm thành phố và bến cảng Bjørvika. Nó hoạt động một phần là không gian làm việc cho 600 thành viên của Opera Quốc gia và Ballet và một không gian công cộng cho mỗi năm có hơn một triệu du khách. Cả hai của tòa nhà sảnh và mái dốc (mà có thể đạt được từ bên ngoài) có thể truy cập đến 24 giờ công một ngày, bảy ngày một tuần.
Thành phố Melbourne, Thụy Sĩ
Thành phố Toronto, Canada
Thành phố Portland, Mỹ- Cầu Tilikum Crossing, còn được gọi với tên là cầu Dân, là biểu tượng cho sự thân thiện của thành phố, cầu dành cho người đi bộ, đi xe đạp và một số phương tiên công cộng (phương tiện tư nhân không được phép đi trên cầu)
Minh Thư (theo Metropolis)