(Tổ Quốc) -Đa phần những căn nhà chật hẹp nhất đều ở Châu Á, vì đây là nơi có dân số đông nhất thế giới và mật độ dân số phát triển rất nhanh.
Trái Đất không thể nào “nở” ra được, đó là điều mà ai cũng biết, và dân số thì ngày càng đông, điều này chắc ai cũng rõ. Như vậy, sớm muộn gì con người sẽ hết đất sinh sống. Cũng vì vậy mà diện tích sống của con người ngày càng thu hẹp lại và mật độ thì tăng lên.
Với những ai có điều kiện thì họ vẫn sống được thoải mái. Nhưng những người khác, do nghèo hoặc một số vấn đề cá nhân mà phải chấp nhận hoàn cảnh của mình. Họ sống trong những chật đến mức mà bạn không thể tin nổi.
Cụ Wang Cunchung, 90 tuổi, đã sống với đứa con trai 60 tuổi của mình trong một căn hộ chỉ hơn 9m2 tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Nhà đầu tư bất động sản lớn nhất Trung Quốc là China Vanke đang giới thiệu một căn hộ siêu nhỏ trong Hội chợ Bất động sản Pearl river Delta ở tính Quảng Châu.
Ở một nơi “đất chật người đông” như Trung Quốc thì có một căn hộ nhỏ đã là thành công lớn đối với rất nhiều người.
Trong các căn hộ nhỏ thì việc sắp xếp đồ đạc là một vấn đề lớn.
Gia đình nhà Burger ở Los Angeles đang sống trong căn gara mà mẹ của người vợ Elizabeth Burger cho họ sử dụng làm nơi sống. Gia đình này đã mất căn nhà vào năm 2009 và bị buộc phải bán tất cả tài sản của họ.
Dharavi, một khu dân cư nằm ngay trung tâm thành phố Mumbai, Ấn Độ. Đây là một trong những khu ổ chuột lớn nhất Châu Á. Hơn một triệu người dân đang sinh sống tại đây.
Giá thuê một căn hộ có diện tích chỉ hơn 9m2 (100 foot vuông) giao động từ 0,04 USD đến 0,06 USD cho mỗi 900cm2 (1 foot vuông).
Người mẹ này dành 487 USD/ tháng để chi trả cho cuộc sống của mình và đứa con ở căn hộ có diện tích chỉ 5,5m2 tại Hong Kong.
Căn hộ 18,5 m2 của Jon-Christian Stubblefield ở Seattle, Washington cũng rất nhỏ nhưng nếu so sánh với nơi phía trên thì đây không khác gì một cung điện.
“Đây là lựa chọn hợp lý để sống trong trung tâm thành phố với mức giá dưới 1200 USD /tháng”, Stubblefield cho biết.
Các đó vài kilomet, Seungchul You cũng đang sống trong căn hộ 18,5 m2, anh cho biết nó khá phù hợp với nhu cầu của mình.
Tại thành phố Hợp Phì, Trung Quốc, những bệnh nhân không đủ chi phí để chi trả tiền nội trú bệnh viện phải chấp nhận điều trị trong một căn hộ chỉ 8m2 ở một khu nhà gần đó.
Tại Hong Kong, giá bất động sản quá đắt đỏ nên nhiều người chọn các sống tạm trong những căn phòng 3m2.
Nhưng cũng có người thật sự thích sống trong những nơi hep. Như căn hộ mà nhà văn Edgar Keret đang sở hữu này, điểm hẹp nhất của nó có chiều ngang chỉ 91,44cm (36 inch).
Keret chỉ đến căn hộ này hai lần mỗi năm, còn lại, ông mở cửa đón khách tham quan và cho những nghệ sĩ, nhà văn khác lưu trú trong thời gian ngắn.
Ông cho xây căn nhà này là để tưởng niệm gia đình của cha mẹ mình, những người đã tử vong trong cuộc thảm sát Holocaust trong Thế Chiến II.
Bà Kong Kyung-soon, 73 tuổi, sống trong căn hộ chật hẹp có diện tích sống chỉ gần 2m2. Với toilet và bếp riêng bên ngoài.
Bà sống cạnh khu Gangnam sang trọng tại Seoul, Hàn Quốc.
Bên trong một hợp có diện tích chỉ 55,7 m2 là 19 căn nhà nhỏ, tất cả đều có diện tích dưới 2,3m2. Chúng được biết đến dưới cái tên là “nhà quan tài”.
Với giá thuê 150 USD/tháng, chúng chỉ đơn giản là các tấm gỗ gắn lại với nhau. Những người sống bên trong chỉ đi một vài bước là ra đến khu tài chính và mua sắm sầm uất bên ngoài.
Một loại nhà “tai tiếng” khác ở Hong Kong là “nhà lồng”, chúng thật sự chỉ là những cái lồng được xếp chồng lên nhau.
Hàng trăm người cao tuổi, như Kong Siu-Kau, phải chịu sống trong nơi như thế này. Một khu “nhà lồng” có thể chứa đến 12 người đàn ông.
Điều kiện sống ở khu này tất nhiên là rất tệ. Đầy rệp và mùi hôi thối.
Cho đến khi chính quyền Hong Kong đưa ra biện pháp giải quyết thì những gì mà người dân có thể làm chỉ là biểu tình phản đối và chấp nhận tiếp tục cuộc sống trong lồng của mình.
Trường Sa (tổng hợp)