Sau phần hát lý trao của hồi môn, là nghi thức Dưm (nghi thức cảm tạ đất trời), đây là nghi thức đã tồn tại từ rất lâu.. Ảnh: Ngọc Thành
Rượu tà vạt và rượu cần là hai thức uống không thể thiếu. Những lời đối đáp giữa hai họ được trao đổi ngay bên ché rượu, mâm thịt trong ngày cưới.. Ảnh: Ngọc Thành
Đại diện hai họ thường chọn những người lớn tuổi, có kiến thức, biết nói lý, hát lý để cùng kết nối và giao lưu.. Ảnh: Ngọc Thành
Đến giờ đẹp, nhà trai có mặt tại nhà gái, đại diện nhà gái trao cho nhà trai chiếc tù và (sừng trâu), sau tiếng tù và liên hồi cùng tiếng chiêng trống thông báo sự có mặt của nhà trai đã vào đến nhà gái.. Ảnh: Ngọc Thành
Lễ vật mang theo sang nhà gái để xin dâu, nhà trai sẽ chuẩn bị sẵn mâm cơm, thịt để thiết đãi khách nhà gái gồm: đầu heo lớn, 2 chai rượu, bộ lòng, móng chân ở chính giữa, các món đặc sản khác được đặt xung quanh mâm lớn. Mâm cỗ này được đậy kín và chỉ được mở ra khi 2 bên thông gia đạt tình, hợp ý khi nói lý – hát lý xong… . Ảnh: Ngọc Thành
Vào ngày cưới, thông thường là ngày trăng tròn, nhà trai phải mang lễ vật đến nhà gái là: rượu, gạo, nếp, ché,…đặc biệt là con vật có 4 chân.. Ảnh: Ngọc Thành
Ở lễ cưới, sau khi nhà gái đến nơi, con trâu được buộc vào cây nêu trước sân nhà trai. Sau khi hoàn thành xong các nghi lễ trong nhà, đám cưới sẽ tiếp tục bằng lễ đâm trâu mừng đám cưới. Đâm trâu để cầu khẩn thần linh cho mùa màng bội thu, họ hàng, buôn làng mạnh khỏe, sống lâu, đôi trẻ trăm năm hạnh phúc.... Ảnh: Ngọc Thành
Khi phần nghi lễ này kết thúc, phần xôi, gà này sẽ được dành riêng cho cặp vợ chồng trẻ. Họ thể hiện tình cảm bằng cách bốc thức ăn cho nhau, uống chung một bát rượu.. Ảnh: Ngọc Thành
Và cô dâu trao tấm tút cho bố mẹ chồng để kết thúc nghi lễ. Đây được xem như sự thể hiện lòng tin của cô dâu, chú rể với bố mẹ hai bên.. Ảnh: Ngọc Thành
Đại diện già làng sẽ làm phép, xin thần linh chứng dám cho đôi trai gái đến với nhau.. Ảnh: Ngọc Thành
Đám cưới của người Cơ Tu ở các huyện vùng cao Quảng Nam thường được tổ chức ở nhà trai và có nhiều nghi thức, mang đậm dấu ấn văn hóa riêng, độc đáo. Phong tục đầu tiên trong lễ cưới không thể thiếu của người Cơ Tu là tục bôi tiết heo lên trán (đoàn nhà gái vào nhà trai, người mẹ của chú rể sẽ bôi tiết heo lên trán của họ hàng nhà gái, việc này có ý nghĩa là chúc phúc cho họ hàng nhà gái mạnh khỏe, sống lâu...). Ngày diễn ra lễ cưới, nhà trai ra ngõ để đón tiếp đoàn nhà gái đến làm lễ cưới. Trong ảnh, gia đình nhà gái chuẩn bị trang phục trước khi sang nhà trai.. Ảnh: Ngọc Thành
Chiếc chiêng sẽ được chú rể trao cho bố mẹ vợ.... Ảnh: Ngọc Thành
Cả hai bên gia đình và khách mời có mặt tại buổi lễ cưới tổ chức văn nghệ: nhảy múa, đánh trống, thanh la theo nhịp điệu Pơr Lư.. Ảnh: Ngọc Thành
Đám cưới của đồng bào Cơ Tu (thôn Arah, xã Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) thường được tổ chức ở nhà trai, từ lễ ăn hỏi tới lễ cưới được diễn ra với nhiều nghi thức. Đầu tiên là lễ Ganoo (dạm ngõ), sau đó đến lễ Bhrớ Bhiếc (lễ cưới). Tuy nhiên, lễ cưới của người Cơ tu có quy mô hoành tráng.. Ảnh: Ngọc Thành