Con số này giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2017, nhưng tăng 1,6 lần so với trung bình 5 năm từ năm 2013 - 2017. Số ca quai bị tăng như vậy là theo chu kỳ dịch tễ từ 2 - 5 năm, xảy ra nhiều với trẻ em từ 5 - 9 tuổi và thanh thiếu niên từ 10 - 19 tuổi.
Trao đổi với VnExpress, bác sĩ Hồ Vĩnh Thắng, Phó Khoa Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Viện Pasteur Tp.HCM cho biết, có tới 15/20 tỉnh thành tại khu vực phía Nam có số ca mắc bệnh quai bị tăng so với năm trước.
Tỷ lệ mắc bệnh trên 100.000 dân cao nhất là ở Bến Tre (88 ca), tiếp theo là 3 tỉnh Bình Dương, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Các chuyên gia công bố tình hình dịch bệnh Sởi, Quai bị, Rubella tại các tỉnh thành phía Nam - Ảnh: VTC
|
Bệnh quai bị có biểu hiện sốt, mệt mỏi, viêm tuyến nước bọt gây sưng hàm. Thời gian ủ bệnh trung bình là 18 ngày, bệnh có khả năng lây 3 - 5 ngày trước khi có triệu chứng và 7 - 10 ngày sau khi đã chữa khỏi triệu chứng. Đáng lo ngại, bệnh quai bị có khả năng lây qua đường hô hấp và lây nhiều trong những nhóm trẻ mẫu giáo, trường cấp 1, cấp 2, thậm chí là các xí nghiệp. Con số hàng nghìn ca mắc trong trong chưa đầy nửa năm càng cho thấy nguy cơ dễ lây lan trong cộng đồng.
Chuyên gia của Viện Pasteur (TP.HCM) khẳng định, không phải ca bệnh quai bị nào cũng dẫn tới hậu quả viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng, gây nguy cơ vô sinh. Tuy nhiên, để phòng ngừa nguy cơ biến chứng của bệnh quai bị, việc tiêm ngừa là cần thiết với cả trẻ lớn hoặc người lớn chưa từng tiêm ngừa nhằm hạn chế nguồn lây lan bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần tiêm ngừa quai bị.
Thủy Bích (t/h)