• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

ĐÀ NẴNG- Đình Bồ Bản

16/08/2015 09:00

(Cinet-DL)- Đình Bồ Bản có từ cách đây hơn 200 năm đình tọa lạc tại thôn Bồ Bản, xã Hòa Nhơn, Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

(Cinet-DL)- Đình Bồ Bản có từ cách đây hơn 200 năm đình tọa lạc tại thôn Bồ Bản, xã Hòa Nhơn, Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Đình Bồ Bản (Nguồn Internet)



1.Di sản/Di tích: Đình Bồ Bản

2.Thời gian: Đình làng Bồ Bản được xây dựng đầu tiên vào năm Canh Thân, niên hiệu Cảnh Thịnh (1800) bằng tranh tre tại gò miếu Tam Vị nằm về phía đông làng.

3.Năm công nhận: Ngày 4 tháng 1 năm 1999 Bộ Văn hoá – Thông tin đã ký Quyết định số 01/1999/QĐ/BVHTT công nhận Đình Bồ Bản là di tích cấp Quốc Gia.

4.Địa hình: Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Vùng đất liền nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130  kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam.

Diện tích tự nhiên của Đà Nẵng là 1.255,53 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48 km2.

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam.

Ở khu vực cửa sông Hàn và sông Cu Đê địa hình đáy biển bị phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lòng sông).Khu vực cửa vịnh ra ngoài khơi địa hình nhìn chung là nghiêng thoải về phía đông bắc. Khoảng cách các đường đẳng sâu khá đều đặn .

Hình thái địa hình các đảo tương đối đơn giản nhưng mang đậm bản sắc của địa hình ám tiêu san hô vùng nhiệt đới có cấu tạo ba phần khác nhau đó là phần đảo nổi, hành lang bãi triều (thềm san hô) bao quanh đảo và sườn bờ ngầm dốc đứng. Đa số các đảo nổi có độ cao dưới 10 m.

5.Thổ nhưỡng: Diện tích thành phố Đà Nẵng là 1.283,24 km2 với các loại đất: cồn cát, đất ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng, đất thung lũng và đất xói mòn trơ sỏi đá. Quan trọng là đất phù sa thích hợp với sản xuất nông nghiệp và đất đỏ vàng thích hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và bố trí hạ tầng kỹ thuật.

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

Vùng biển Đà Nẵng có trữ lượng hải sản lớn, hàng năm khai thác trung bình đạt trên 40 nghìn tấn. Thành phố cũng có hơn 670 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, có điều kiện tốt để phát triển vùng nuôi cá nước ngọt tại các xã thuộc huyện Hòa Vang.

6.Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc là khí hậu cận nhiệt đới và miền Nam là khí hậu nhiệt đới xavan, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 - 77,33%.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng.

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng. Mỗi năm, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới.

Thời gian nắng ở quần đảo Hoàng Sa dao động trong khoảng từ 2.400 đến 2.600 giờ/năm. Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình ở vùng biển quần đảo là 22°-24 °C trong tháng 1, tăng dần và đạt cực đại trung bình 28.5°-29 °C trong tháng 6 và tháng 7. Chế độ gió vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp và thể hiện ảnh hưởng của địa hình lục địa Việt Nam và Trung Quốc. Gió tây nam chiếm ưu thế vào mùa hè; gió đông bắc chiếm ưu thế trong mùa đông. Lượng mưa trung bình năm ở Hoàng Sa là khoảng 1.200-1.600 mm. Độ ẩm tương đối trung bình 80-85% và hầu như không biến động nhiều theo mùa.

7.Dân cư: Dân số trung bình của Đà Nẵng năm 1997 là 672,468 người, đến năm 2010 là 926.018 người, đạt tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 1997 - 2010 là 2,4%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng dân số bình quân của cả nước trong cùng giai đoạn là 1,2%/năm; trong đó tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố trong cả giai đoạn 1997 - 2010 là 12,470/00.

Trên địa bàn thành phố có trên 37 dân tộc và người nước ngoài cùng chung sống. Trong đó, nhiều nhất là dân tộc Kinh với 883.343 người, người Hoa đông thứ hai với 1.684 người, dân tộc Cơ Tu có 950 người, cùng các dân tộc ít người khác như dân tộc Tày với 224 người, Ê Đê với 222 người, Mường có 183 người, Gia Rai có 154 người...ít nhât là các dân tộc Chơ Ro, Hà Nhì, Si LaƠ Đu chỉ có 1 người.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn thành phố có chín tôn giáo khác nhau, chiếm 164.195 người.

8. Nội dung:

* Kiến trúc

Đình làng Bồ Bản là nơi người dân làng Bồ Bản thờ cũng các vị tiền nhân đã lập ngôi làng. Đến năm Nhâm Tý, đời vua Tự Đức thứ 5 dựng đình ở một vị trí mới cách vị trí cũ về phía Tây khoảng 200m, gôi đền được tọa lạc tại một vị trí “long hổ hội”, với địa hình thoáng mát phía trước đình là cánh đồng rộng tiếp giáp với làng Cẩm Toại và sông Yên phía sau có Gò Miếu cao, bên hữu có Gò Chùa, bên tả có Gò Ổi gọi là “long hổ hội”,  Tên đình cũng là tên làng.

Nội thất

Kiến trúc của Đình Bồ Bản có dạng chữ “nhất” theo lối ba gian hai chái, mặt quay về hướng Nam, được xây theo kiểu “3 gian, hai chái” dài 14,5m; rộng 9,7m; có 36 cột bằng gỗ mít và kiền kiền. Trong đó có tám cột cái (cột nhất) cao 4,5m, tám cột hàng nhì cao 3,5m, tám cột hàng ba cao 2,3m, bốn cột đấm, bốn cột quyết và bốn cột ở cửa hông. Trên các thanh trính, kèo được chạm khắc trang trí các mảng đề tài như đầu rồng, mai, trúc, tùng, lan, tứ thời, tứ quý, cầm kỳ, thi tửu… Ngoài ra, còn có các loài chim, thú như chim sẻ, khỉ (hầu) và các họa tiết hoa văn, được khắc chạm tinh tế khéo léo và tỉ mỉ, với những nét mềm mại, tinh xảo tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Hình trạm trổ bên trong đình Bồ Bản (Nguồn Internet)



Bên trong chính điện, ở giữa đặt bàn hương án thờ Thành Hoàng làng và các vị thần có sắc phong. Tả ban đề chữ “Quang tiền” thờ các vị tiền hiền, hữu ban đề chữ “Dũ hậu” thờ các vị hậu tiền. Hai bên tả hữu có hai long đỉnh được chạm trổ công phu, dùng để thỉnh sắc vua ban.

Hiện nay đình còn lưu giữ một bia đá là một bảo vật quý giá được tạo tác từ thời Tự Đức thứ năm (1852) với nhiều nội dung bằng chữ Hán. Ngoài ra trong đình còn giữ được một bộ Long đình dùng để thỉnh sắc phong của vua, cao 2,2m, rộng 1m xung quanh chạm hình hoa lá, trên nóc chạm lưỡng long chầu nguyệt, 4 góc chạm 4 hình con lân rất cổ kính; một văn bia miếu Quan Thánh Đế Quân của làng, một bệ thờ mới được dân làng thỉnh về đình từ miếu Bà, vốn là phế tích của một tháp Chăm xưa.

Ngoại thất

Ngoài sân rộng có một bức bình phong lớn, mặt trong trang trí hình rùa, mặt trước là hình long mã, trước hiên có bốn câu đối.

Bức Bình phong (Nguồn Internet)



Mái đình lợp ngói âm dương. Nóc mái gắn “lưỡng long triều nguyệt “, phần giữa của mái trước có tạo thêm đường gờ cao gắn trang trí các hình loan, phượng, rùa… Hai đầu bít đốc trang trí hình dơi, mai điểu, tùng lộc. Tất cả đều được tạo dáng qua kỹ thuật nề và ghép sành sứ.

Bên phải của đình là miếu Thần nông trầm mặc dưới tán cây đa cổ thụ. Miếu Thần Nông ở làng Bồ Bản là một trong ba nơi hiện còn thờ vị thần đầu đội cánh chuồn dạy nông dân cách làm lúa nước.

Cùng với miếu Thần Nông, Âm linh tự nằm cạnh bên đã tạo nên quần thể kiến trúc độc đáo.

Đình Bồ Bản không những là một công trình kiến trúc – tín ngưỡng cổ truyền tiêu biểu, một thiết chế văn hoá mà đình còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của phong trào cách mạng địa phương.

Năm 1945 Đình là nơi thành lập Uỷ ban Hành chính Kháng chiến xã Bồ Bản, nơi thường xuyên diễn ra những buổi tiếp xúc giữa dân và cán bộ của chính quyền cách mạng thời kỳ đầu còn non trẻ. Đồng thời, là nơi lập phòng phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Trong kháng chiến chống Mỹ đình làng Bồ Bản là nơi tổ chức các cuộc họp bàn chủ trương, biện pháp diệt ác, trừ gian, cướp súng đạn và các kho tàng của địch ở huyện Hoà Vang.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, thiên tai, bão lụt, ngôi đình đã bị hư hại một phần. Đình Bồ Bản hiện đang được nhân dân địa phương và các cấp chính quyền chung tay giữ gìn để bảo lưu một ngôi đình cổ còn nguyên vẹn mang nhiều dấu ấn lịch sử và nghệ thuật điêu khắc của thành phố Đà Nẵng. Ngày 4 tháng 1 năm 1999 Bộ Văn hoá – Thông tin đã ký Quyết định công nhận Đình Bồ Bản là di tích cấp Quốc Gia.

 
Đình Bồ Bản (Nguồn Internet)  



Nguyễn Nga tổng hợp

Nguồn tài liệu tham khảo


https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0_N%E1%BA%B5ng

http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen/gioi_thieu/tong_quan_da_nang

http://www.danangtourism.gov.vn/portal/page/portal/dulich/gioi_thieu1/tiem_nang_du_lich?p_pers_id=&p_folder_id=417081&p_main_news_id=420028&p_year_sel

http://www.baodanang.vn/du-lich-da-nang/diem-den/201501/dinh-bo-ban-dau-an-van-hoa-va-lich-su-2391355/

http://www.vietnamtourism.com/index.php/tourism/items/766

http://yeudanang.com/dinh-bo-ban-noi-luu-giu-nhung-dau-an-van-hoa-lich-su.html

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ