(Tổ Quốc) - Tính trong hai tuần đầu tháng 4, bệnh viện Phụ sản – Nhi tiếp nhận 109 ca mắc tay chân miệng, trong đó có hơn 50% ca bệnh được chuyển đến từ các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi…
- 15.07.2020 Phân biệt bệnh TAY CHÂN MIỆNG với một số bệnh có biểu hiện tương tự dễ gây nhầm lẫn như thủy đậu, zona, mụn nước
- 15.07.2020 Bệnh tay chân miệng dễ thành dịch, những dấu hiệu nào cảnh báo trẻ bị bệnh tay chân miệng thể nặng?
- 14.07.2020 Bộ Y tế gửi công văn khẩn tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng
- 14.07.2020 Cả nước có gần 11.000 ca mắc tay chân miệng, Bộ Y tế gửi công văn khẩn
Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng đang thăm khám và điều trị nhiều bệnh nhân mắc tay chân miệng. Theo ghi nhận, con số bệnh nhân nhập viện điều trị ngày càng tăng.
Theo bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh, Trưởng Khoa Y học nhiệt đới (BV Phụ sản – Nhi Đà Nẵng), trong tháng 3 có 257 ca mắc điều trị nội trú, hai tuần đầu tháng 4 có 109 ca. Trong đó, trên 50% ca bệnh được chuyển đến từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Hiện nay trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 20 trẻ bị bệnh tay chân miệng nhập viện.
"Vừa qua, trong số các ca điều trị nội trú, có 8 trường hợp nặng, nguy kịch ở độ III, IV phải nằm khoa hồi sức, phải can thiệp chuyên sâu như lọc máu, truyền Globulin miễn dịch, thở máy. Các trường hợp này đã được lấy mẫu dịch họng để xét nghiệm tìm vi trùng gây bệnh, qua đó phát hiện 3 trường hợp nhiễm chủng virus EV71. Đây là một trong hai loại virus nguy hiểm. Rất may các ca bệnh này đã được kịp thời cứu chữa, các cháu đã được xuất viện và không có di chứng", bác sỹ Thịnh cho biết.
Bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh cho biết, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm bùng phát thường theo 2 đợt mỗi năm. Đợt 1 khoảng từ tháng 3 đến tháng 5, đợt 2 từ tháng 9 đến tháng 11. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ 1-3 tuổi có nguy cơ mắc cao nhất.
Bác sĩ Thịnh khuyến cáo, phụ huynh phải thường xuyên vệ sinh cho trẻ, tránh cho con tiếp xúc với những vật dụng bẩn. Khi thấy có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh tay chân miệng như sốt, nổi ban ở tay, chân, gối thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.