(Tổ Quốc) - Đại biểu Quốc hội đoàn TP Hà Nội Nguyễn Anh Trí ngày 24/10 đã đặt câu hỏi như vậy khi đóng góp ý kiến cho Ban soạn thảo dự thảo Luật cán bộ công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung.
- 24.10.2019 Với cán bộ, lãnh đạo "hạ cánh không an toàn": Cắt một số quyền lợi vật chất
- 15.10.2019 Hàng loạt cán bộ, giáo viên công tác trong ngành Giáo dục tỉnh Hà Giang nhờ nâng điểm thi
- 12.10.2019 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Kỷ luật cán bộ thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác
- 11.10.2019 Bộ Chính trị yêu cầu công khai kết quả xử lý kỷ luật tổ chức, cán bộ, đảng viên vi phạm
Công chức nhà nước dần dần không còn là nghề hấp dẫn
Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ công chức, luật quy định việc tuyển dụng khá chặt chẽ, nâng ngạch thì nghiêm ngặt và đây là việc tốt. Tuy nhiên, theo đại biểu này, trong giai đoạn bây giờ khó có thể tuyển dụng được người giỏi, người tài, vì người giỏi, người tài thường có cá tính, rất nhiều nơi mời chào họ. Do vậy việc tuyển dụng cần cân nhắc vì khi quy định quá chặt chẽ thành khó.
Vấn đề thứ hai, theo đại biểu, việc có biên chế lâu dài thì tốt, nhưng sẽ dẫn đến trì trệ. Đây là điểm yếu mà lâu nay các cơ quan nhà nước đang gặp phải.
Vấn đề thứ ba, đại biểu Nguyễn Anh Trí nhận xét rằng chế độ, quyền lợi cho công chức ở Việt Nam ngày càng ít ưu việt hơn.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí. Ảnh: Quochoi.vn
"Chúng ta xem lương, thu nhập, thưởng, v.v... đã chắc gì công chức nhà nước bây giờ cao hơn các tập đoàn ở ngoài. Vấn đề đi nước ngoài, chế độ đi đào tạo, dự các hội nghị, hội thảo lớn... bây giờ người ta rất thoải mái để đi chứ không phải như ngày xưa thỉnh thoảng có được một xuất. Các chế độ khác như: xe, phương tiện, vé VIP đi nghỉ mát, v.v... của nhà nước có nhưng bị hạn chế bớt. Ngoài ra các công ty, các tập đoàn lớn có chế độ tri ân, thưởng cổ phần... rất phong phú. Tất cả những vấn đề đó nếu chúng ta không chú ý thì sự hấp dẫn để trở thành công chức nhà nước dần dần không hấp dẫn nữa. Có thể nói đó là nguyên nhân chính mà những người giỏi, tài năng họ thường lựa chọn các công ty, các tập đoàn ngoài công lập để làm việc"- Đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.
Vị đại biểu từng là Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương tại diễn đàn Quốc hội cũng đã nói về về hiện tượng các cán bộ y tế chuyển từ bệnh viện công lập sang bệnh viện tư, các phi công của Vietnam Airlines ra các hãng tư nhân, các nghệ nhân, các nghệ sĩ giỏi từ các đoàn nghệ thuật của Nhà nước chuyển ra làm cho các đơn vị tư nhân...
"Xin đừng gọi đây là chảy máu, vì ở đâu họ cũng phục vụ nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam. Đây là vấn đề rất hay nhất là với các cơ quan nhà nước phải xem lại, kể cả trong luật cũng phải xem lại, là tín hiệu tốt để các đơn vị công lập cần xem lại chính mình, cả chính sách, chế độ, cách đối xử, thu nhập và quan trọng nhất là phải thay đổi chính mình, việc xây dựng luật này là rất quan trọng. Bởi vậy, tôi hy vọng lần này là một cơ hội tốt để chúng ta sửa mình, sửa luật nhằm tuyển cho được một đội ngũ công chức thật tốt, thật gương mẫu và thật giỏi"- Đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu.
"Đã có lãnh đạo nào từng cho một ai thôi việc do chưa hoàn thành nhiệm vụ hay chưa?"
Một vấn đề khó thực hiện nữa của dự thảo luật theo đại biểu Nguyễn Anh Trí là, tại khoản 3 Điều 58 quy định "công chức có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc". Đây là quy định không mới và là việc cần thiết nhưng rất khó thực hiện.
Ông phân tích: "quy định này chỉ là không hoàn thành nhiệm vụ, còn thiếu trách nhiệm, đạo đức kém, v.v. không được quy định vào đây. Liên tiếp trong 2 năm cũng là rất khó. Rồi quy định về thẩm quyền, theo quy trình nào, cách làm, đặc biệt là cơ chế để bảo vệ trước người xấu phản đòn, việc này rất hay gặp trong cơ quan nhà nước, rất khó. Thử hỏi mấy ai cho thôi việc được một người chưa hoàn thành nhiệm vụ? Tôi tin là trong hội trường này rất nhiều vị làm quản lý, làm lãnh đạo, thử hỏi trong đời mình làm quản lý, lãnh đạo đã từng cho một ai bị thôi việc do chưa hoàn thành nhiệm chưa? Vô cùng khó".
Vị đại biểu này nêu thêm, thậm chí một người gây mất đoàn kết, bè phái quấy phá trong đơn vị, trong cơ quan số này còn nhiều hơn. Họp buổi cuối cùng chỉ một ý kiến bảo "dạo này tôi thấy anh có tiến bộ hơn, như vậy cuộc họp đó gần như không thể quy được anh ta thiếu trách nhiệm. Nếu không giải quyết được thì cơ quan đó chắc chắn bị yếu đi về mọi mặt".
Ý kiến này nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu. Thực tế, các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện quy định nêu trên./.