• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cần bổ sung cơ chế có tính chất đặc thù để bảo vệ người lao động

Thời sự 27/05/2024 16:59

(Tổ Quốc) - Chiều 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, tiếp tục thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Dự thảo Luật khó, tác động đến nhiều đối tượng trong xã hội

Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên cho rằng, đây là dự thảo Luật khó, tác động đến nhiều đối tượng trong xã hội, đồng thời đánh giá cao Ban soạn thảo đã đề xuất nhiều chính sách liên quan dự án Luật sửa đổi lần này; thống nhất với nhiều nội dung của Báo cáo thẩm tra đã nêu ra, nhiều vấn đề cần phải được xử lý một cách thấu đáo.

Cho rằng dự án Luật cần phải rà soát rất kỹ từng nội dung chính sách, đại biểu Nguyễn Lâm Thành nhận thấy, với các vấn đề đang tồn tại ở đây, nên cân nhắc tiếp tục nghiên cứu, trình thông qua tại Kỳ họp thứ 8, không nên vội vàng thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Đại biểu Quốc hội đề nghị không vội vàng thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 - Ảnh 1.

Về việc rút BHXH một lần, đại biểu cho rằng, hai phương án đưa ra đều có những mặt được và chưa được, hoàn toàn chưa chắc chắn khi quyết định hai phương án đó khi có hiệu lực ban hành thì có gây ra hệ lụy xã hội hay không.

Do đó, đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề xuất một phương án vẫn bảo đảm quyền lợi của người lao động (được quyền rút BHXH một lần) nhưng vẫn đảm bảo chính sách của Nhà nước (là hạn chế rút) để đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể:

- Nhóm 1 là đối tượng bệnh hiểm nghèo, đối tượng đi nước ngoài… được rút BHXH một lần.

- Nhóm 2 là các đối tượng còn lại, chỉ được rút khoản thực đóng của người lao động là 8%, còn lại 14% được xem là trách nhiệm của Nhà nước và doanh nghiệp, người sử dụng lao động để đảm bảo lâu dài cho an sinh xã hội sau này.

Đại biểu cho rằng, nếu quy định như vậy thì rất rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc kinh tế, đóng - hưởng, chia sẻ và đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội. Thiết kế như vậy sẽ có sức thuyết phục hơn và đảm bảo được các mục tiêu.

Cần bổ sung cơ chế có tính chất đặc thù để bảo vệ người lao động

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang bày tỏ thống nhất và đánh giá cao Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Việc rà soát, sửa đổi căn bản, toàn diện các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn triển khai thực hiện Luật hiện hành trong thời gian qua sẽ góp phần quan trọng trong việc hướng đến mục tiêu an sinh xã hội bền vững, thể hiện rõ hơn tính nhân dân sâu sắc của Đảng và Nhà nước.

Đại biểu Quốc hội đề nghị không vội vàng thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 - Ảnh 2.

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang

Quan tâm tới cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội, đại biểu nêu rõ, thực tiễn cho thấy rất cần thiết bổ sung thêm một điều, khoản quy định về cơ chế có tính chất đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì vậy, đại biểu bày tỏ thống nhất các nội dung được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 41 dự thảo Luật.

Theo đại biểu, thông qua ghi nhận thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và tính toán các phương thức giải quyết sẽ giúp cho người lao động có điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trong một số trường hợp cụ thể.

Quan tâm tới cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội, đại biểu nêu rõ, thực tiễn cho thấy rất cần thiết bổ sung thêm một điều, khoản quy định về cơ chế có tính chất đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì vậy, đại biểu bày tỏ thống nhất các nội dung được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 41 dự thảo Luật.

Theo đại biểu, thông qua ghi nhận thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và tính toán các phương thức giải quyết sẽ giúp cho người lao động có điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trong một số trường hợp cụ thể.

Cần cân nhắc điều chỉnh quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản

Quan tâm đến nội dung về điều kiện hưởng chế độ thai sản, đại biểu Đỗ Đức Hiển - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh cho biết, Điều 52 của dự thảo Luật đang quy định lao động nữ khi sinh con phải đóng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con mới đủ điều kiện về chế độ thai sản.

"Tuy nhiên thực tế hiện nay có tình trạng người lao động bị hiếm muộn. Nhiều trường hợp phải áp dụng các biện pháp y khoa để điều trị cho cả hai vợ chồng. Việc điều trị hiếm muộn thường tốn kém về chi phí và thời gian. Trong khi đó, theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội, và thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội. Quy định nêu trên của Luật dẫn đến thực trạng để đáp ứng yêu cầu điều trị hiếm muộn, lao động nữ sẽ bị gián đoạn thời gian đóng bảo hiểm xã hội do phải nghỉ việc không lương trên 14 ngày…", đại biểu Đỗ Đức Hiển nói.

Đại biểu Quốc hội đề nghị không vội vàng thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 - Ảnh 3.

Đại biểu cho rằng, hệ quả là họ không được hưởng chế độ tài sản khi sinh con, mặc dù trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm liên tục. Mặt khác, do sức ép về kinh tế, có nhiều trường hợp lao động nữ muốn đi làm sớm để có thu nhập nhưng không được giải quyết do chưa đủ thời gian nghỉ sau sinh tối thiểu theo quy định, trong khi họ không được hưởng chế độ tài sản. Như vậy là rất thiệt thòi. Đó là chưa kể đến thời gian nghỉ sinh con trong trường hợp này cũng không được tính vào thời gian công tác.

"Do đó, để bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ khi sinh con, dự thảo Luật cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý nội dung này theo hướng không quy định điều kiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong 12 tháng trước khi sinh con đối với lao động nữ thuộc trường hợp hiếm muộn vì sinh con. Thay vào đó, trường hợp này chỉ cần có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 05 năm liên tục trở lên và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc điều trị hiếm muộn.", đại biểu Hiển đề xuất.

Phải quy định hành vi cấm chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn

Về chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội, tại Điều 7, khoản 5 quy định, Nhà nước có chính sách hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mục tiêu đề ra là bao phủ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đúng theo tinh thần Nghị quyết 28 của Ban Chấp hành Trung ương, do đó đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đề nghị xem xét chính sách hỗ trợ của Nhà nước không chỉ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà còn hỗ trợ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong một số trường hợp nhất định.

Đại biểu Quốc hội đề nghị không vội vàng thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 - Ảnh 4.

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam

Đối với hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8, khoản 2 quy định hành vi bị nghiêm cấm chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội. Quy định cấm này theo đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh là chưa đầy đủ nên đề nghị Ban soạn thảo dự thảo Luật nên giữ nguyên hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 3, Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đó là chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Vì thực tế hiện nay, tình trạng các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động nhưng vẫn trích từ tiền đóng của người lao động hàng tháng khi trả lương diễn ra phổ biến.

Do đó, theo đại biểu, Luật cần thiết phải quy định hành vi cấm chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn để có căn cứ xử lý vi phạm đối với hành vi này.

Xuân Trường - Thế Công

NỔI BẬT TRANG CHỦ