(Tổ Quốc) - Nội dung này vẫn được giữ nguyên trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở vừa ban hành hôm 30/3/2020.
- 21.03.2020 Danh sách và lý lịch khoa học của các thành viên Hội đồng Giáo sư ngành/cơ sở được cập nhật hàng năm
- 15.06.2019 114 thành viên lần đầu tiên tham gia Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành
- 18.04.2019 GS.TS. Lê Quang Cường được bổ nhiệm là Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước
- 08.02.2019 Những thay đổi trong quy chế tổ chức và hoạt động của các Hội đồng Giáo sư
- 29.12.2018 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2018 – 2023
Bộ GDĐT vừa ban hành Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành, Hội đồng Giáo sư cơ sở.
Thông tư này thay thế Thông tư số 25/2013/TT-BGDĐT và Thông tư số 05/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐGS ngành, liên ngành và Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số 25/2013/TT-BGDĐT.
Theo đó, Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư (HĐGS) nhà nước, các HĐGS ngành, liên ngành, HĐGS cơ sở; áp dụng đối với HĐGS nhà nước, các HĐGS ngành, liên ngành, HĐGS cơ sở. các đại học, học viện, trường đại học, viện nghiên cứu được phép đào tạo tiến sĩ và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thành viên các HĐGS là giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng ở các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục đại học nhóm ngành sức khỏe của Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn quy định.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của HĐGS tại cơ sở giáo dục đại học thành lập Hội đồng.
Thanh tra Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ GDĐT thanh tra, kiểm tra hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của các HĐGS; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Quy chế quy định rõ tổ chức và hoạt động của HĐGS nhà nước gồm, Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐGS nhà nước; Cơ cấu tổ chức, trình tự bổ nhiệm ủy viên HĐGS nhà nước; Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐGS Nhà nước; Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐGS nhà nước; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐGS nhà nước; Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch HĐGS nhà nước; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên HĐGS nhà nước.
Quy định tổ chức và hoạt động của HĐGS ngành gồm, Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐGS ngành; Cơ cấu tổ chức, trình tự thành lập, bổ nhiệm thành viên HĐGS ngành; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐGS ngành; Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch HĐGS ngành; Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký HĐGS ngành; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên HĐGS ngành.
Quy định tổ chức và hoạt động của HĐGS cơ sở gồm, Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐGS cơ sở; Cơ cấu tổ chức và trình tự thành lập, bổ nhiệm thành viên HĐGS cơ sở; Điều kiện thành lập HĐGS cơ sở; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐGS cơ sở; Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch HĐGS cơ sở; Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký HĐGS cơ sở; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên HĐGS cơ sở.
Đáng chú ý, trước đó, trong Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐGS nhà nước, HĐGS ngành, liên ngành và HĐGS cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số 04/2019/TT-BGDĐT ngày 28/3/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, có một số nội dung được sửa đổi.
Trong đó, Dự thảo có bãi bỏ điểm e khoản 3 Điều 7 (Cơ cấu tổ chức và trình tự bổ nhiệm ủy viên HĐGS nhà nước): "Danh sách thành viên HĐGS nhà nước và bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên được công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của HĐGS nhà nước"; bãi bỏ khoản 4 Điều 14 (Cơ cấu tổ chức và trình tự thành lập, bổ nhiệm thành viên HĐGS ngành): "Ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư thì năm đó không tham gia HĐGS ngành"; và bãi bỏ khoản 4 Điều 20 (Cơ cấu tổ chức và trình tự thành lập, bổ nhiệm thành viên HĐGS cơ sở): "Ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư thì năm đó không tham gia HĐGS cơ sở".
Nội dung dự thảo này sau đó đã nhận được nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc có nên bỏ quy định công khai lý lịch khoa học của cá thành viên HĐGS nhà nước trên Trang thông tin của HĐGS nhà nước, bởi đây là một trong những kênh thông tin để mọi người tìm hiểu về quá trình nghiên cứu và công tác thực tế của các Giáo sư, Phó Giáo sư Việt Nam.
Như vậy, trong Thông tư mới nhất này cũng như Thông tư 06/2020/TT-BGDĐT, quy định công khai lý lịch khoa học và danh sách thành viên HĐGS vẫn được giữ nguyên.