Được biết tới như một trong những đạo diễn ca nhạc đầu tiên của Việt Nam, thành công với nhiều bộ phim và chương trình ca nhạc tầm cỡ, với đạo diễn Phạm Hoàng Nam, khi bắt tay thực hiện mỗi chương trình là một cuộc thử sức mới với nhiều tìm tòi và sáng tạo.
Được biết tới như một trong những đạo diễn ca nhạc đầu tiên của Việt Nam, thành công với nhiều bộ phim và chương trình ca nhạc tầm cỡ, với đạo diễn Phạm Hoàng Nam, khi bắt tay thực hiện mỗi chương trình là một cuộc thử sức mới với nhiều tìm tòi và sáng tạo.
Cuộc chơi sáng tạo…
+ Anh quan niệm thế nào về công việc đạo diễn của mình?
- Nghề của tôi là làm đẹp cho nguời khác chứ không phải làm đẹp cho mình. Tất cả những cuộc chơi sáng tạo hay ở chỗ luôn thử sức, có thể sai lầm nhưng vẫn còn hơn những lối mòn quen thuộc.
+ Anh nghĩ gì về tính chuyên nghiệp của một êkip làm phim?
- Tôi nghĩ điều quan trọng với một êkip không phải là vấn đề êkip đó trong nước hay ngoài nước mà là ở tính chuyên nghiệp. Ý tưởng có thể đến rất khó nhưng quan trọng hơn vẫn là phải có giải pháp. Không phải cứ quẳng ý tưởng đó ra cho người ta thực hiện là xong, cho dù nó có tốt đi chăng nữa. Ý tưởng chỉ có giá trị khi có giải pháp tận cùng. Anh quan niệm thế nào về sự sáng tạo trong nghệ thuật?
Sự sáng tạo luôn thường trực trong người nghệ sĩ. Đã là nghệ sĩ thì lúc nào cũng phải luôn mới trong sáng tác. Theo tôi, tư duy và con người là hai yếu tố quan trọng mang lại cái mới trong sáng tạo nghệ thuật. + Điện ảnh, ca nhạc và sân khấu – với anh có vị trí như thế nào? - Điện ảnh là nghiệp của cả đời tôi. Ca nhạc là nghề tay trái và tôi muốn học thêm về nó. Sân khấu (với âm thanh, ánh sáng ) có sức hấp dẫn kỳ lạ và quan trọng nhất là tôi biết được phản ứng trực tiếp của khán giả sau mỗi chương trình. Tất cả đã là cái nghiệp của mình, không thể bỏ được. + Có bao giờ anh có cảm giác chưa thực sự hài lòng với những gì mình đã làm và muốn dừng lại? - Mình phải tự biết mình, lúc nào cảm thấy làm tốt nhất. Tôi luôn muốn khám phá bản thân và nghề nghiệp. Khi nào có cảm giác làm chưa tốt tôi sẽ dừng lại học sẽ đi học thêm (cười). Tôi cần làm những thứ mình cảm thấy hiểu biết nhất, làm từ nền văn hóa đã nuôi dưỡng mình. Nghệ thuật luôn trẻ + Anh được làm đạo diễn cho phim tài liệu “Ngày mai của bạn và tôi” của LHQ, anh có biết lý do vì sao LHQ lại chọn anh không? - Tôi cũng chưa rõ lắm. Có thể vì chính sự không chuyên của tôi chăng. Vì đây là phim tài liệu đầu tiên mà tôi thực hiện. Nhưng trong công việc, tôi luôn chọn mục đích cho mình là phải hướng tới kết quả cụ thể. + Khi làm bộ phim này, anh có thấy gì khác so với những bộ phim khác (phim truyện, phim ca nhạc…) mà anh đã thực hiện? Cái khác là ở thói quen, ở cách tiếp cận. Phim tài liệu, kịch bản thường không chi tiết. Vấn đề đặt ra là ở ý tưởng. Mà ý tưởng thể hiện qua kịch bản đã được Phan Huyền Thư và LHQ viết rất hay. + Điều gì khiến anh nhận lời làm đạo diễn cho phim này? - Tôi có con gái đang học năm cuối PTTH. Đôi khi có cảm giác mình vẫn không hiểu được suy nghĩ của con mình và lứa tuổi này. Bộ phim cho tôi cơ hội để tìm hiều những điều đó, mà trước hết là suy nghĩ của con mình. + Làm phim cho giới trẻ anh thấy sao? Anh có thấy mình “già” ko? - Làm phim cho các bạn trẻ 8X, 9X cũng có cái khó nhưng cũng thú vị. Tôi không nói là tôi già, bởi nghệ thuật luôn luôn trẻ. + Anh cũng tham gia giảng dạy tại các trường điện ảnh, anh có nhận xét gì về phim của các bạn sinh viên? - Tôi để ý thấy đề tài của các bạn làm thường vẫn quanh quẩn về sự nghèo khó, về những thân phận, những mảnh đời khốn khó…Hình như các bạn cứ nghĩ làm như thế sẽ khiến người ta rung động, sẽ đến được với công chúng. Đúng thế thật. Nhưng các bạn cũng cần phải nhớ rằng, vẫn còn có những mảng đề tài độc đáo khác cũng đáng đề khai phá. + Anh hãy nói một chút về chương trình ca nhạc “Mỹ Linh ‘06” mà anh làm đạo diễn? - Hãy đề cho khán giả nhận xét về nó. Tôi chỉ nói rằng: mỗi chương trình làm ở Hà Nội tôi đều phải “lao tâm khổ tứ”, vì người Hà Nội “khó tính” lắm, họ rất đa dạng nên rất khó chiều. Tôi đã tận dụng âm nhạc của Mỹ Linh để lay động khán giả. Bởi âm nhạc phải xuất phát từ chính âm nhạc. Và tôi nhận thấy khán giả hoàn toàn đắm chìm trong âm nhạc của Mỹ Linh. Có thể nói chủ đề của chương trình “Âm nhạc không biên giới” đã thành công. Điều tôi muốn nói nữa là, chương trình này khác với các liveshow bình thường khác, nó đề cao tính đồng đội: Mỹ Linh và ban nhạc Anh em. + Là người đã từng được giao đạo diễn bữa tiệc chào mừng các Bộ trưởng APEC tại TPHCM vừa rồi – một bữa tiệc đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam, vậy theo anh, văn hóa Việt cần phải được thể hiện như thế nào? - Một bữa tiệc nhỏ tại TPHCM. Chủ và khách đều hài lòng. Bao nhiêu tài năng, bao nhiêu gương mặt quan trọng đã đóng góp rất nhiều cho sự thành công đó. Văn hóa Việt + Là người đã học tập ở nước ngoài nhiều năm, đã từng cộng tác với nhiều đoàn phim nước ngoài, anh nghĩ sao về bản sắc riêng của Điện ảnh Việt Nam trong quá trình hội nhập? - Điện ảnh là công cụ để đưa văn hóa đến với khán giả. Điện ảnh Việt
+ Cảm ơn anh và chúc anh thành công hơn nữa! Đạo diễn Phạm Hoàng Nam tốt nghiệp Đại học quay phim VGIK (Liên Xô) năm 1991, nhận chứng chỉ đạo diễn ca nhạc và quảng cáo trường New Style (Italia) chi nhánh Moskva (1994). Đã quay các phim: Lưỡi dao, Ai xuôi vạn lý, Hải Nguyệt, Chiếc chìa khóa vàng, Mê Thảo – thời vang bóng, Gái nhảy, Lọ lem hè phố. Giải quay phim xuất sắc: Hải Nguyệt, Ai xuôi vạn lý tại Liên hoan phim Việt - Là đạo diễn trên 200 phim ca nhạc, gần 200 phim quảng cáo; các đêm nhạc: Trịnh Công Sơn – Đêm thần thoại, Mỹ Linh ’06, Hát thầm – Thanh Hoa; phim “Khi đàn ông có bầu”, phim tài liệu “Ngày mai của bạn và tôi”. Đang thực hiện phim “Trai nhảy”. Theo TQVăn hóa Việt