Nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất, trang bị máy móc phục vụ đào tạo chuyên môn; nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy… gần như là những vấn đề căn cơ của các lò ươm nghệ thuật. Chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các trường đào tạo nghệ thuật tại TPHCM đang “xốc” lại “hành trang”.
Nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất, trang bị máy móc phục vụ đào tạo chuyên môn; nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy… gần như là những vấn đề căn cơ của các lò ươm nghệ thuật. Chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các trường đào tạo nghệ thuật tại TPHCM đang “xốc” lại “hành trang”.
Mới hơn, đàng hoàng hơn...
Chỉ lướt qua một loạt mặt bằng cơ sở các trường đào tạo nghệ thuật tiêu biểu của TP hiện nay như Cao đẳng Sân khấu-Điện ảnh, Nhạc viện, Đại học Mỹ thuật, nhiều người đã công nhận so với thời những năm 80, 90 của thế kỷ trước, các trường nghệ thuật đã thay đổi khá nhiều: Mới hơn, đàng hoàng hơn.
Ông Hà Quang Văn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sân khấu-Điện ảnh TPHCM nhận xét, hoạt động thực hành của sinh viên các bộ môn thuộc ngành sân khấu và điện ảnh trong thời gian qua rõ ràng đã có bước chuyển biến.
Nhà hát Thế giới trẻ tại trường là nơi giúp cho sinh viên “trình làng” những tác phẩm thể nghiệm. Từ cơ sở này, nhà trường vừa là chiếc nôi vừa là cầu nối cho nhiều sinh viên bước ra các sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần, sân khấu IDECAF, sân khấu Phú Nhuận, sân khấu kịch Sài Gòn…
Về điện ảnh, theo TS Phan Bích Hà, Hiệu phó trường, cho biết các lớp đạo diễn, quay phim, diễn viên gần như có quy trình hợp tác khá hiệu quả.
Kết quả này được thể hiện qua việc sinh viên trường đoạt giải Liên hoan phim ngắn toàn quốc những năm gần đây (do Cục Điện ảnh Việt
Chỉ riêng phim “Sống trong sợ hãi” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, gần như là “tuyển” đến 90% các lớp sinh viên của nhà trường từ vai chính, vai phụ đến các vai quần chúng…
Tạo điều kiện biểu diễn ngay chính “sân nhà” vừa có ý nghĩa ứng dụng biểu diễn trong chuyện dạy và học của Nhạc viện vừa giúp sinh viên đỡ gian nan đi tìm điểm thể nghiệm (chưa nói đến chuyện kiếm sống).
Thạc sĩ Hoàng Điệp, Phó Giám đốc Trung tâm Tổ chức-Biểu diễn của Nhạc viện TPHCM cho biết trung tâm là nơi tổ chức biểu diễn âm nhạc của sinh viên các khoa, tổ chức biểu diễn giao lưu của nghệ sĩ nước ngoài, của nghệ sĩ từng là giảng viên, sinh viên nhà trường đang công tác, học tập ở nước ngoài về nghỉ hè…
Hướng mở đào tạo
Đạo diễn vở “Hạc chiều” Yuuki Ippei (Nhật) đang chỉ đạo diễn xuất cho sinh viên trường Sân khấu và Điện ảnh TPHCM tham gia vở diễn. |
Trong buổi hội thảo có tính chất nội bộ (sáng 22-9), Ban giám đốc Nhạc viện đã thẳng thắn phản ánh một số vấn đề nhằm phát triển đào tạo trong giai đoạn hội nhập WTO.
Thực sự, chúng ta đang đối mặt với không ít thử thách không chỉ trong hoạt động kinh tế mà cả ở lĩnh vực nghệ thuật.
Với xu thế hiện nay, rõ ràng, Nhạc viện đóng vai trò khá quan trọng là một trong hai trung tâm đào tạo, phát triển nghệ thuật âm nhạc cả nước nói chung và khu vực các tỉnh phía
Kinh nghiệm hội nhập còn đòi hỏi vai trò Nhạc viện trong việc bảo tồn vốn cổ, những nền tảng của nền âm nhạc kinh viện thế giới và âm nhạc Việt Nam; chọn lọc, tiếp nhận những xu hướng âm nhạc mới, trường phái âm nhạc đương đại và cả sự phát triển về khoa học công nghệ thông tin ảnh hưởng đến các phương tiện nghe nhìn cũng là điều cần phân tích.
Nhạc nhẹ có thể đào tạo cùng với âm nhạc hàn lâm? Lời đáp chưa dứt khoát, nhưng thời gian qua, ngoài những chương trình âm nhạc hàn lâm, cổ điển, khán giả đã có dịp thưởng thức một phong cách mới của Nhạc viện TPHCM qua chương trình Duyên dáng Việt Nam hoặc hai đêm live concert của ca sĩ Tuấn Ngọc biểu diễn tại Nhà hát Hòa Bình.
Cũng với “hướng mở” ở Trường Cao đẳng Sân khấu-Điện ảnh, TS Phan Bích Hà cho biết cách đào tạo còn thông qua con đường giao lưu văn hóa với các đoàn chuyên gia, nghệ sĩ nước ngoài.
Trên cơ sở này các đạo diễn của Nhật, Mỹ đã tham gia giảng dạy và giúp sinh viên dựng các vở diễn “Hạc chiều”, “Romeo và Juliette”… Thực hành làm phim, GS Jean Henry, một chuyên gia điện ảnh Pháp cũng đã có một cuộc hành trình dài trong nhiều tháng qua theo phương pháp vừa giảng dạy, vừa thực hành tại phim trường ngoài trời cùng sinh viên…
Về mỹ thuật, ông Nguyễn Huy Long, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật TPHCM cũng nhấn mạnh đến việc phát triển đào tạo hiện nay đang chuyển biến để hội nhập.
Nhà trường là một trung tâm mỹ thuật lớn ở phía
Tăng tốc phát triển và bảo đảm chất lượng đào tạo là những yêu cầu đặt ra không nhỏ đối với các trường đào tạo nghệ thuật TPHCM hiện nay. Tuy nhiên, phải hiểu rằng hoạt động đào tạo này luôn có đặc thù riêng về năng khiếu, về tài năng; đối tượng công chúng thưởng ngoạn… Do vậy, bên cạnh sự phát triển đào tạo từ nhà trường rất cần thiết có sự phát triển đồng bộ môi trường hoạt động, môi trường biểu diễn và trách nhiệm nâng cao trình độ văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ của xã hội.
Q.T (Theo SGGP)