• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Dấu mốc đàm phán thương mại Mỹ-Trung: "Cửa sổ quan trọng" từ tín hiệu dự báo?

Kinh tế 04/04/2019 15:11

(Tổ Quốc) - Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đang ở vòng đàm phán thương mại ở Washington.

Tín hiệu từ đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Theo scmp, cuộc đàm phán diễn ra sau cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh trong tuần.

Dấu mốc đàm phán thương mại Mỹ-Trung:  Cửa sổ quan trọng từ tín hiệu dự báo? - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc. Ảnh:bloomberg

Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu vòng đàm phán mới vào ngày 3/4 tại Washington trong bối cảnh hy vọng tín hiệu lạc quan nhằm hoàn tất một thỏa thuận toàn diện chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai nước.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc được tiếp đón bởi Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer vào ngày 3/4.

Trong tín hiệu lạc quan, ông Lưu Hạc đã chào báo chí trước khi bước vào cuộc gặp gỡ tại văn phòng USTR.

Ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế Nhà Trắng cho biết trong một sự kiện rằng Trung Quốc cũng nhắc đến các vấn đề lo lắng gần đây liên quan vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tấn công mạng và vấn đề chuyển giao công nghệ.

Trung Quốc vẫn liên tục bác bỏ các liên quan trong vấn đề này.Tuy nhiên, theo ông Larry Kudlow, đây là tín hiệu đầu tiên cho các đàm phán tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tờ scmp cho biết, ông Lưu Hạc cũng có nhắc tới trường hợp của Huawei nhưng không đề cập thông tin chi tiết.

Cuộc đàm phán giữa đại diện Bắc Kinh và Washintgon diễn ra sau khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã tiếp đón Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tại Bắc Kinh.

Ông Myron Brilliant, Phó Chủ tịch điều hành các vấn đề quốc tế tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ, nói rằng các cuộc đàm phán được xem như bước vào giai đoạn kết thúc một quá trình.

Ông Brilliant cho rằng các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc lần này được xem là "một cửa sổ quan trọng"

"90% thỏa thuận đã được thông qua. Tuy nhiên, 10% tỷ lệ sẽ là giai đoạn khó khăn nhất. Điều đó yêu cầu phải có sự đàm phán thêm của cả hai bên", ông Brilliant nói thêm.

Theo ông Brilliant, "hai khía cạnh nhạy cảm đặc biệt" mà thúc đẩy định hướng mới có thể là cơ chế Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cải cách thống nhất thỏa thuận. Đổi lại Mỹ sẽ chấm dứt căng thẳng về thuế quan.

Cần sự nhượng bộ?

Hai quốc gia đã áp dụng hàng rào thuế quan đối với gói hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của nhau, khiến thị trường tài chính biến động mạnh và làm gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất và thu hẹp xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ.

Dấu mốc đàm phán thương mại Mỹ-Trung:  Cửa sổ quan trọng từ tín hiệu dự báo? - Ảnh 2.

Tại cuộc gặp. Ảnh:Nhà Trắng

Một nguồn tin cho biết, Trung Quốc cần phải nhượng bộ thêm trong suốt quá trình đàm phán, bao gồm gợi mở lớn hơn cho các thị trường và thúc đẩy thượng đỉnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình trong thời gian tới. Một lựa chọn có thể cho hai nhà lãnh đạo sẽ là hướng tới thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản vào tháng 6 tới.

Giới quan sát cho rằng, các mất mát có thể khiến cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ phải có các hướng giải quyết mới trước ngày 2/3 năm sau mặc dù các cuộc đàm phán giữa hai siêu cường kinh tế vẫn bị trì hoãn.

Theo nhà kinh tế nông nghiệp thuộc Đại học Purdue Wally Tyner, Mỹ và Trung Quốc có thể thiệt hại lên tới 2.9 tỷ đôla trong năm bởi vì các căng thẳng về vấn đề thuế quan của Bắc Kinh áp vào các mặt hàng đậu nành, ngô, lúa mì.

Theo chuyên gia kinh tế nông nghiệp – ông Tyner, để bù đắp cho các thiệt hại của nông dân Mỹ, chính phủ nước này đã phải phân bố khoảng 11 tỷ đôla để thanh toán trực tiếp và mua hàng nông sản cho các chương trình thực phẩm của chính phủ sau khi lấy các ý kiến từ các nhà kinh tế.

Về phía Trung Quốc, các nhà máy sản xuất đậu nành nước này phải mua trước đậu nành để sản xuất nhằm chạy trốn thuế quan. Điều này khiến cho nguồn cung luôn thừa và ảnh hưởng ít nhiều.

Ông Kudlow, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Nhà Trắng cho biết vào ngày 3/4 rằng, các nhà đàm phán đã tiếp tục lộ trình. Tuy nhiên, "chúng ta không ở đó và chúng ta hi vọng trong tuần này sẽ đến gần nhau hơn".

Nếu Bắc Kinh không thể giữ lời hứa về thỏa thuận thương mại thì Mỹ sẽ đơn phương có các hành động phản ứng tương xứng. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tỏ ra kiềm chế và giải hòa cho các đàm phán giữa hai bên, ông Kudlow cho biết.

"Các vấn đề khác về việc mức áp thuế quan của Mỹ. Hiện tại là khoảng 250 tỷ đôla cho mặt hàng của Trung Quốc. Nếu có thể, thì điều này có thể được xóa bỏ", ông Brilliant cho biết.

"Trung Quốc liên tục công khai rõ ràng và ở mức độ cá nhân, họ muốn nhìn thấy mức thuế áp đặt của Mỹ sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Chính quyền Tổng thống Trump cũng khẳng định rõ ràng rằng họ muốn giữ mức áp thuế đối với các mặt hàng Trung Quốc nhằm khiến Bắc Kinh cam kết hoàn toàn theo cam kết.

Trong một tín hiệu thiện chí, Trung Quốc đã thông báo rằng họ sẽ tiếp tục tạm hoãn việc áp luật thuế mới đối với ô tô của Mỹ.

Nhật báo Phố Wall (WSJ) đã đưa ra thông tin về thời điểm Mỹ - Trung có thể đạt được thỏa thuận. Trung Quốc sẽ giảm thuế đối với hàng hóa do Mỹ sản xuất bao gồm nông sản, hóa chất và xe hơi để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt từ Washington, WSJ cho biết, trích dẫn những nguồn tin được thông báo tóm tắt về vấn đề này từ cả hai phía.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ