• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đẩy mạnh tuyên truyền phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Văn hoá 04/04/2020 07:53

(Tổ Quốc) - Đẩy mạnh tuyên truyền phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; Đề nghị thẩm định Báo cáo KTKT công trình Duy tu, bảo dưỡng các điểm di tích đã phục dựng thuộc Khu Di tích lịch sử Trung Trung bộ - Nước Oa; Kết quả ghi nhận trong triển khai chương trình Phát triển văn hóa giai đoạn 2016 – 2020 là những điểm tin văn hóa nổi bật tại các tỉnh Phú Yên, Quảng Nam và Bình Định.

Đẩy mạnh tuyên truyền phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: phuyentourism.gov.vn)

Phú Yên đẩy mạnh tuyên truyền phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Thông tin trên báo Phú Yên điện tử cho biết, trong năm 2020, Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phong trào.

Cụ thể, Ban chỉ đạo phong trào sẽ đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; tiếp nhận, áp dụng các hình thức tuyên truyền mới; tăng thời lượng tin, bài và các nội dung liên quan đến phong trào trên các kênh thông tin đại chúng…, nhằm đưa phong trào phát triển sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo còn tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền thực hiện 5 nội dung chủ yếu của phong trào, xây dựng nếp sống văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội tại thôn, buôn, khu phố, xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỉ lệ gia đình văn hóa, thôn, buôn, khu phố văn hóa đạt thấp, chưa bền vững; định kỳ tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, kịp thời bổ sung, sửa đổi các nội dung, giải pháp thực hiện phong trào phù hợp thực tiễn các địa phương. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa, tác phong lao động công nghiệp cho công nhân các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Quảng Nam đề nghị thẩm định Báo cáo KTKT công trình Duy tu, bảo dưỡng các điểm di tích đã phục dựng thuộc Khu Di tích lịch sử Trung Trung bộ - Nước Oa

UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công văn số 1789/UBND-KGVX gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đề nghị thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật (KTKT) công trình Duy tu, bảo dưỡng các điểm di tích đã phục dựng thuộc Khu Di tích lịch sử Trung Trung bộ - Nước Oa, xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My.

Báo cáo nêu rõ, Khu Di tích lịch sử cách mạng Trung Trung bộ  -  Nước Oa,  xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia tại  Quyết định số 983/QĐ-VH ngày 04/8/1992. Để kịp thời duy tu, bảo dưỡng, ngăn chặn  chống xuống cấp di tích, phát huy giá trị lịch sử văn hóa, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ  trẻ; UBND huyện  Bắc Trà My lập hồ sơ Báo cáo KTKT công trình duy tu,  bảo dưỡng các điểm di tích tại Khu di tích lịch sử cách mạng Trung Trung bộ  - Nước Oa.

Đẩy mạnh tuyên truyền phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa - Ảnh 2.

Khu Di tích An ninh Khu V - một trong những di tích thuộc quần thể Di tích lịch sử Trung Trung bộ - Nước Oa. (Nguồn: quangnamtourism.com.vn)

Nội dung quy mô đầu tư tu bổ tôn tạo di tích, thực hiện duy tu bảo dưỡng toàn bộ 06 khối nhà đã phục dựng thuộc Khu Di tích Khu ủy Khu V, gồm: Nhà văn phòng (01 khối); Nhà hành chính quản trị (03 khối); Nhà ban cơ yếu (01 khối); Nhà hội trường (01 khối) và hạ tầng kỹ thuật liên quan.

Cũng theo Báo cáo KTKT, về phần mái - trần nhà: Tháo dỡ toàn bộ thanh gỗ ốp mái, phần mái lá bị hư hại, lớp phên tre ốp trần bê tông; trát vữa, xử lý chống thấm toàn bộ mặt trên mái bê tông hiện trạng bị thấm dột; quét chống thấm trần bê tông. Tạo lớp mái vữa xi măng pha màu giả lá trên mái bê tông hiện trạng; thay mới lớp phên tre ốp trần bằng lam ri gỗ, sơn vôi các phần bê tông lộ thiên.

Phần tường bao che bằng gỗ, cửa gỗ - tấm đan phên bằng tre: Thay toàn bộ tường ván gỗ từ nền lên cao 60 cm đã bị mủn mục; thay toàn bộ cửa đi, cửa sổ khung gỗ - lớp đan phên tre bằng cửa gỗ; xử lý sơn lại toàn bộ cấu kiện gỗ bằng vec ni. Sơn vôi giả gỗ toàn bộ cột, dầm, kèo bê tông hiện trạng; thay các bảng thuyết minh công trình bằng đồng đã xuống cấp.

Đồng thời, láng nền xi măng giả đất nền nhà; Phun quét toàn bộ dung dịch chống mối cho vật  liệu  gỗ,  phên  tre; đặt  thuốc  chống  mối  dạng  bột  dưới  c ác  hố  đào  xung quanh nền nhà; Sửa chữa hệ thống điện, nước liên quan; Trồng  cây xanh xung quanh khuôn viên của các khối nhà phục dựng, tôn tạo cảnh quan và các mục phụ trợ khác.

Dự án được triển khai theo nguyên tắc: Đảm bảo giữ gìn nguyên trạng tất cả các thành phần, yếu tố gốc của di tích, bằng mọi biện pháp bảo toàn tình trạng của di tích như thời điểm hiện tại. Các can thiệp gia cố, tu bổ, phục hồi, cải thiện tình trạng của các thành phần di tích sẽ được tiến hành sau khi có các kết quả khảo sát, nghiên cứu cụ thể.  Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật phải phù hợp với cảnh quan chung của di tích. Đồng thời, tiếp thu các ý kiến góp ý của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa; Tuân thủ các quy định hiện hành về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Bình Định kết quả ghi nhận trong triển khai chương trình Phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020

Thông tin trên Báo Bình Định điện tử cho biết, việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020 (với 3 dự án thành phần gồm: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa  - dự án 1; Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa - dự án 2; Phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn - dự án 3) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả ghi nhận.

Cụ thể, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa (dự án 1) được đặc biệt chú trọng. Tỉnh đã phân bổ kinh phí đầu tư, huy động vốn để trùng tu, tôn tạo nhiều công trình, di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng - kháng chiến, tiêu biểu nhất là đầu tư 27,8 tỷ đồng xây dựng khu di tích Chi bộ Hồng Lĩnh (TX An Nhơn).

Đẩy mạnh tuyên truyền phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa - Ảnh 3.

Trình diễn hát Bội trong nhà hát. (Nguồn:dantocmiennui.vn)

Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, nhất là 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (võ cổ truyền, tuồng, bài chòi). Đồng thời, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trong tỉnh có thêm chuyển biến tích cực. UBND tỉnh đã trao tặng 119 bộ cồng chiêng cho 119 làng đồng bào dân tộc thiểu số, sau đó tổ chức Liên hoan Văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ thứ I - năm 2019. Bên cạnh đó, những hoạt động nghiên cứu, hỗ trợ bảo tồn trên các lĩnh vực âm nhạc, lễ hội, trang phục truyền thống... của đồng bào Bana, Chăm H'roi, H're cũng được quan tâm hơn.

Ở dự án 2 của chương trình, việc hỗ trợ kho sách lưu động của Thư viện tỉnh đã phát huy hiệu quả thiết thực. Cụ thể, Thư viện tỉnh được hỗ trợ 100 triệu đồng/năm để mua sách mới bổ sung cho kho sách lưu động thêm phong phú, đa dạng. Hàng năm, Thư viện tỉnh thực hiện luân chuyển sách từ kho đến 72 thư viện, tủ sách ở các địa phương, đơn vị trong tỉnh để phục vụ bạn đọc".

Đối với dự án 3 - phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn: Tại Bình Định, các vở tuồng, ca kịch bài chòi tiếp tục được đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh đầu tư dàn dựng có chất lượng cao gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng lực lượng diễn viên kế cận. Trong khi đó, Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh đầu tư xây mới cũng đã sắp hoàn thành, sẽ tạo điều kiện phục vụ tốt hơn người dân và du khách. Rạp chiếu phim 31.3 trước đây đã liên kết xã hội hóa đầu tư, đang xây dựng những phòng chiếu phim hiện đại, hướng đến đáp ứng nhu cầu khán giả.

Đặc biệt, vào giữa tháng 3 vừa qua, UBND tỉnh đã cấp bổ sung 163 triệu đồng cho Sở Văn hóa và Thể thao đồng thời phê duyệt nhiệm vụ thực hiện chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, Sở tiếp tục đề xuất hình thức hỗ trợ bám sát theo các dự án của chương trình phù hợp, hiệu quả./.

Anh Vũ (t/h)

NỔI BẬT TRANG CHỦ