(Tổ Quốc) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 phê duyệt Đề án Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030.
Theo đó, Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030 được thực hiện nhằm sắp xếp, tổ chức lại hệ thống tổ chứcvà tổ chức bộ máy của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống chính trịtheo hướng tinh gọn về tổ chức, bộ máy, cơ cấu hợp lý; có năng lực tự chủ vàhoạt động hiệu quả; không ngừng nâng cao chất lượng bồi dưỡng, góp phần xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, năngđộng, hiệu quả.
Cụ thể, từ năm 2019 đến năm 2025: Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cáccơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tinh gọn, khắc phục tình trạng manh mún,phân tán, chồng chéo và trùng lắp, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hộinhập quốc tế. Mỗi bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương chỉ có tốiđa 01 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có tổchức bộ máy tinh gọn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ, côngchức, viên chức của các cơ quan trong hệ thống chính trị.
Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủcủa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, phấn đấu đến năm 2025 có 25% cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộccác bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụvà tổ chức bộ máy, nhân sự và bảo đảm tự chủ chi thường xuyên; 75% bảo đảm tựchủ tối thiểu 50% chi thường xuyên; 20% trường chính trị tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,nhân sự và tự chủ một phần chi thường xuyên; 5% trung tâm bồi dưỡng chính trịcấp huyện bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tựchủ một phần chi thường xuyên.
Ảnh: Báo Gia Lai
Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030: 100% cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có cơcấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hợp lý, đáp ứng yêu cầu cải cách chếđộ công vụ, công chức. Bảo đảm đội ngũ giảng viên thỉnhgiảng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc bộ, ngành, tổchức chính trị - xã hội đảm nhiệm từ 70% trở lên thời lượng của các chươngtrình bồi dưỡng do cơ sở thực hiện; đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của trườngchính trị đảm nhiệm từ 50% trở lên thời lượng của các chương trình bồi dưỡng dotrường thực hiện.
Nâng dần mức độ tự chủ của các cơsở đào tạo, bồi dưỡng, phấn đấu đến năm 2030: Tối thiểu 50% cơ sở đào tạo, bồidưỡng thuộc các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm tự chủ về thựchiện nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và bảo đảm tự chủ chi thườngxuyên; 50% cơ sở còn lại bảo đảm tự chủ tối thiểu 60% trở lên chi thường xuyên; 30% trường chính trị tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,nhân sự và tự chủ một phần chi thường xuyên; 15% trung tâm bồi dưỡng chính trịcấp huyện bảo đảm tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tựchủ một phần chi thường xuyên.
Để thực hiện mục tiêu này, các giải pháp và nhiệm vụ được đưa ra như, đẩy mạnh công tác tuyên truyền,nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc sắp xếp, tổ chứclại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; Xây dựng, hoàn thiện chức năng,nhiệm vụ và tổ chức lại hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm tinhgọn, hoạt động hiệu quả; Tổ chức lại bộ máy bên trong củacác cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,trang thiết bị hiện đại cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng...; Đổi mới cơ chế hoạt động của cơ sởđào tạo, bồi dưỡng; và Đổi mới cơ chế tài chính.
Kinh phí xây dựng và thực hiện Đề ánđược bố trí từ dự toán chi ngân sách nhà nước được giao theo quy định về phâncấp ngân sách hiện hành và các nguồn tài chính, huy động hợp pháp khác.