• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Độc đáo lễ cưới người Ba Na

Thực hiện: Bảo Trung | 20/11/2022

(Tổ Quốc) - Sinh sống lâu đời trên vùng đất Gia Lai, đồng bào dân tộc Ba Na hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hoá truyền thống đa dạng và phong phú, trong đó phong tục cưới hỏi là một hoạt động truyền thống đặc sắc, phản ánh đậm nét bản sắc văn hoá, tính ngưỡng của người Ba Na.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na - Ảnh 1.

Ngày cưới của người Ba Na bao giờ cũng là ngày giữa tháng, ngày trăng tròn, ngày được coi là tốt nhất để tiến hành công việc trọng đại. Đám cưới diễn ra trọn một ngày và là ngày hội của làng. Hôn lễ được cử hành tại nhà gái trước và được tổ chức chính tại nhà Rông

Độc đáo lễ cưới người Ba Na - Ảnh 2.

Mở đầu, ông mối khấn rằng: “Ôi Yàng! Thần trên trời, thần dưới đất, thần nước, thần núi, thần đá… Hôm nay gia đình không làm gì cả mà chỉ làm lễ đám cưới cho hai cháu này được lấy nhau, thành vợ thành chồng, cuộc sống sung túc...

Độc đáo lễ cưới người Ba Na - Ảnh 3.

Vật phẩm trong lễ cưới bao gồm: một ché rượu cần, một con gà với bộ gan được luộc chín và một đĩa tiết sống

Độc đáo lễ cưới người Ba Na - Ảnh 4.

Các vật thiêng được ông mối treo lên cây cột gưng ở giữa nhà rông. Đây là cây cột thiêng, thường đặt ở giữa nhà rông, là nơi thờ cúng chung của làng hoặc của gia đình (nếu đặt trong nhà).

Độc đáo lễ cưới người Ba Na - Ảnh 5.

Là người phụ trách đoàn nghệ nhân người Ba Na, anh Đinh Mỡi, hiện đang công tác tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện K’Bang cho biết, lễ cưới là sự kiện quan trọng của người Ba Na, có sự chứng kiến, công nhận của cả cộng đồng, và những người quan trọng trong làng, trong gia đình. Anh Đinh Mỡi cho biết, trai gái người Ba Na đến tuổi tìm hiểu nhau sẽ tìm gặp, làm quen và được sự thông qua của ông mai. Khi đôi trai gái muốn về ở với nhau, ông mai sẽ họp mặt ông mối phụ, già làng và gia đình hai bên, để xét xem đã đủ tuổi chưa, xem hai trẻ đi lại với nhau lâu dài chưa, xin gia đình hai bên cho phép về ở với nhau.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na - Ảnh 6.

Trong không khí trang nghiêm, trước sự chứng kiến của dân làng và gia đình 2 họ, người đại diện sẽ làm lễ khấn báo với thần bản mệnh của cộng đồng. Họ sẽ lấy tiết gà bôi lên đầu cô dâu và chú rể.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na - Ảnh 7.

Tiếp đến là ông mối sẽ cầm tay có đeo vòng của cô dâu và chú rể chạm vào nhau.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na - Ảnh 8.

Ông sẽ yêu cầu đôi tân lang, tân nương ăn chung 1 cái đùi gà, một miếng gan gà, uống chung 1 chén rượu cúng. Sau đó già làng và ông mối chúc phúc cho đôi tân hôn

Độc đáo lễ cưới người Ba Na - Ảnh 9.

Sau khi đôi trai gái trao vòng cho nhau, chính thức trở thành vợ chồng, dân làng cùng nhau uống rượu, ăn thịt, nhảy múa suốt từ chiều đến đêm để mừng và chúc phúc cho đôi vợ chồng mới.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na - Ảnh 10.

Điều đặc biệt trong lễ cưới của người Ba Na là mọi người sẽ mang theo nến trong lễ rước dâu từ nhà đến nhà rông và từ nhà rông về nhà gái. Nến bằng sáp ong do gia chủ chuẩn bị. Ai cũng phải cố gắng giữ ngọn nến không tắt trong suốt chặng đường để cầu cho cô dâu và chú rể sống với nhau tới đầu bạc răng long.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na - Ảnh 11.

Điểm đặc biệt của lễ cưới là trong đêm tân hôn, cô dâu và chú rể không được ngủ mà cùng nhau thức để giữ cho ngọn nến của mình sáng hết đêm. Ai đi ngủ trước sẽ bị xem là yểu mệnh. Đôi vợ chồng mới cưới chỉ đi ngủ khi gà gáy sáng, họ mới đi ngủ. Việc thức cùng nhau cả đêm tượng trưng cho sự đồng hành cùng nhau đến cuối đời.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na - Ảnh 12.

Những nét độc đáo, thú vị trong sự kiện tái hiện lễ cưới của người Ba Na thu hút khá đông du khách tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam. Sau khi kết thúc lễ cưới, rất nhiều du khách đã tham gia vòng xoang, uống thử rượu cần, chung vui với đoàn nghệ nhân.

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ