Tiền điện tử Omicron tăng giá và đạt đỉnh 688 USD mỗi đồng do có tên giống với biến chủng virus đang gây lo ngại toàn cầu.
- 01.12.2021 USD và vàng lao dốc, tiền điện tử có tên Omicron tăng vọt gấp 10 lần
- 30.11.2021 Hàng loạt ứng dụng dính nghi vấn đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, tiền điện tử, người dùng smartphone nên gỡ gấp!
- 24.11.2021 Đánh cắp tiền điện tử trị giá 860 tỷ đồng chỉ vì muốn... nạp game
- 21.11.2021 Top 5 đồng tiền điện tử hoạt động tốt nhất trong tuần qua – có Bitcoin hay không?
Các thị trường trên toàn cầu đã có sự xáo trộn sau khi biến thể Omicron xuất hiện với tốc độ lây lan nhanh chóng.
Omicron là biến thể Covid-19 được phát hiện vào ngày 23/11 ở Nam Phi.
Chủng B.1.1.529 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên theo chữ cái thứ mười lăm trong bảng chữ cái Hy Lạp.
Tuy nhiên tiền điện tử Omicron lại tăng giá và đạt đỉnh 688 USD mỗi đồng do có tên giống với biến chủng virus đang gây lo ngại toàn cầu.
Đồng Omicron, vốn rất ít người biết và chỉ có khoảng 1.000 người theo dõi trên Twitter, đã tăng từ 65 USD giữa tuần qua lên 688 USD vào cuối tuần, trước khi giá trị sụt giảm vài chục phần trăm.
Omicron được mô tả là "giao thức tiền tệ phi tập trung được đảm bảo", hiện có giá 371 USD mỗi đồng.
Hiện chưa rõ OMIC bắt đầu được triển khai từ bao giờ. Dữ liệu về giá của nó trên trang CoinGecko chỉ được công bố từ ngày 8/11.
Kênh Telegram mang tên OmicDAO được khởi tạo trước đó một ngày. Chưa có cá nhân hay tổ chức nào đại diện cho đồng tiền Omicron lên tiếng.
Tổng nguồn cung của đồng tiền này được giới hạn ở mức 1.000.000, có nghĩa là phần lớn các mã thông báo của nó vẫn được khai thác và giao dịch.
Mã thông báo giao dịch của OMIC được hỗ trợ bởi một số tài sản tiền điện tử khác bao gồm stablecoin USD Coin (USDC) và mã thông báo nhà cung cấp thanh khoản.
Trang web phân tích mã thông báo không có thêm chi tiết về nguồn cung OMIC hoặc vốn hóa thị trường.
OMIC hiện chỉ có thể giao dịch trên sàn giao dịch phi tập trung SushiSwap. Bản thân OMIC cũng không có bất kỳ sự liên quan nào tới biến thể Omicron, ngoại trừ tên gọi.
Một số chuyên gia nhận định, đà tăng vọt của đồng OMIC là dấu hiệu cho thấy một "bong bóng khổng lồ" khác đang dần thành hình.
Việc đầu tư vào những đồng tiền số có mức tăng trưởng quá "nóng" cũng mang lại nhiều rủi ro cho người dùng.
Trong đó, rủi ro lớn nhất có thể kể đến việc các nhà đầu tư bị "mất sạch" vì chiêu thức "Rug Pull" - một thuật ngữ đề cập đến hành động nhóm phát triển coin/token rút toàn bộ vốn của các nhà đầu tư và bỏ trốn.
Hành động này thường xảy ra trên các nền tảng phi tập trung, khi token nào đó bị rút hết thanh khoản và không còn giá trị để trao đổi, gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư đã mua token trước đó.
Gần đây trên thị trường tiền điện tử, nhiều đồng tiền số nhỏ đột nhiên tăng vọt và sụp đổ trong thời gian ngắn.
Tháng trước, đồng tiền số SQUID ăn theo bộ phim "Trò chơi con mực" (Squid Game) tăng hàng nghìn phần trăm trước khi lao dốc về gần 0.