• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già

Thực hiện: Nam Nguyễn | 11/02/2024

(Tổ Quốc) - Ngày 11/2 (mùng 2 Tết), khu vực hồ Văn thuộc quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đông đúc du khách nước ngoài và người dân Thủ đô đến xin chữ đầu năm mới với mong ước cầu bình an, hạnh phúc, đỗ đạt và công danh sự nghiệp.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 1.

Hình ảnh lúc 14 giờ ngày mùng 2 Tết tại khu vực hội chữ xuân Giáp Thìn tại hồ Văn (phố ông đồ Hà Nội) người đi xin chữ đầu năm.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 2.

Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 có sự tham gia của 40 ông đồ, được bố trí xung quanh Hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám phục vụ nhu cầu của du khách đến xin chữ nhân dịp đầu xuân năm mới.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 3.

Phong tục xin chữ đầu năm là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam trong dịp Tết đến Xuân về. Theo quan niệm xưa, gia chủ xin được chữ là đã xin được may mắn, những điều tốt lành, tài lộc cho cả năm.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 4.

Ghi nhận của PV báo điện tử Tổ Quốc, đã có rất đông du khách tới xin chữ cầu may mắn đầu năm.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 5.

Hai vợ chồng anh Harry và Monika (du khách Áo) đang được giới thiệu về các bộ chữ cũng như ý nghĩa của tục xin chữ đầu năm.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 6.

Sau khi tham khảo và được ông đồ Nguyễn Văn Thuyết thuộc CLB thư họa Unesco giới thiệu, anh chị Harry và Monika đã chọn chữ Trường Thọ.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 7.

"Tôi rất thích nhìn các ông đồ viết chữ, nhìn những nét bút uyển chuyển nhưng rất vững chắc. Tôi quyết định xin chữ Trường Thọ về tặng cho người thân của tôi ở quê nhà" - anh chị Harry và Monika chia sẻ.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 8.

Vợ chồng anh chị Harry và Monika chụp ảnh chung với ông đồ Nguyễn Văn Thuyết.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 9.

Đa số người dân xin các chữ có ý nghĩa cầu bình an, hạnh phúc, đỗ đạt và công danh sự nghiệp.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 10.

Xin chữ đầu năm mới là một truyền thống tốt đẹp được gìn giữ bấy lâu nay của người Việt Nam. Thú chơi này bắt nguồn từ khi ông cha ta còn sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong thời phong kiến. Theo quan niệm dân gian, ngày tết mà có được một chữ Hán viết trên giấy đỏ của ông đồ cho chữ để treo trong nhà thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 11.

Người Việt xưa có câu "nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ kiểng" để nhấn mạnh thú chơi chữ từng được ưa chuộng hàng đầu trong dân gian.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 12.

Những nét chữ còn tươi màu mực được các thư pháp gia hay còn gọi là “ông đồ” viết trên nền giấy dó hoặc giấy điệp.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 13.

Một số ông đồ dùng mực có nhũ vàng để viết chữ.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 14.

Ông đồ Trần Tám còn viết thư pháp bằng tiếng Anh để phục vụ du khách nước ngoài.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 15.

Phố ông đồ cũng xuất hiện những "bà đồ" cho chữ.

Du khách nước ngoài thích thú xếp hàng xin chữ ông đồ già - Ảnh 16.

Ngoài ra, trong dịp này Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức nhiều hoạt động văn hóa mang tính truyền thống để phục vụ khách du xuân như: Tái hiện không gian giáo dục thi cử truyền thống; giới thiệu làng nghề, sản phẩm thủ công truyền thống Hà Nội cùng chương trình nghệ thuật biểu diễn ca trù, quan họ, hát chèo, hát xẩm, chầu, múa rối nước, múa lân sư rồng…

NỔI BẬT TRANG CHỦ