(Tổ Quốc) -Với 7 ngày làm việc, phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến dự thảo Luật Du lịch sửa đổi.
- 10.01.2017 Các cơ quan tiếp tục bàn thảo về dự thảo Luật Du lịch sửa đổi
- 12.01.2017 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngành Du lịch phải trả lời được 5 câu hỏi
- 12.01.2017 Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: 15 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của ngành VHTTDL năm 2017
- 31.01.2017 “Hiến kế” để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
- 06.02.2017 Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chủ trì họp góp ý dự thảo Luật Du lịch sửa đổi
- 07.02.2017 Dự thảo Luật Du lịch chuẩn bị đưa ra xem xét tại Thường vụ Quốc hội
Theo dự kiến, tại phiên họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố cáo, Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), Luật quản lý nợ công (sửa đổi), Luật thủy sản (sửa đổi); cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật du lịch (sửa đổi), Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi), Luật đường sắt (sửa đổi); cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật quản lý ngoại thương, Luật quy hoạch; Đề án tự chủ của Viện nghiên cứu lập pháp; về việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy…
Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục bàn thảo về dự thảo Luật Du lịch. Ảnh minh họa: TTXVN |
Đặc biệt, phiên họp từ 14- 22/3 của Thường vụ này cũng dành ra một ngày để tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về một số nội dung.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước (thay thế Nghị quyết số 1139/2007/UBTVQH11 ngày 03/7/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội); Nghị quyết quy định bổ sung một số chế độ và điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội./.
Thái Linh