(Tổ Quốc) -Theo dự thảo Luật Thể thao trình cho ý kiến tại Phiên hợp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội XIV, quyền và nghĩa vụ của các VĐV thành tích cao sẽ có sự bổ sung nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các VĐV thành tích cao.
Dự thảo Luật Thể thao trình cho ý kiến tại Phiên hợp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội XIV dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 25 điều. Trong đó, những quy định về “Quyền và nghĩa vụ của VĐV thể thao thành tích cao”, “Quyền và nghĩa vụ của HLV thể thao thành tích cao”đều được sửa đổi và bổ sung. Nhưng thay đổi này nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho những VĐV thành tích cao nói chung và những VĐV sẽ tham dự ASIAD 2018, Olympic Tokyo 2020 nói riêng.
Theo dự thảo Luật Thể thao trình cho ý kiến tại Phiên hợp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội XIV, tại khoản 1 và khoản 2 điều 32 về Quyền và nghĩ vụ của VĐV thể thao thành tích cao được bổ sung thêm các khoản nhỏ.
VĐV thể thao thành tích cao sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn theo dự thảo luật thể thao mới |
Cụ thể, khoản 1 điều 32 được bổ sung thêm 3 khoản nhỏ gồm khoản g) vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khỏe, tiền thường và các chế độ khác theo quy định của pháp luật; khoản h) vận động viên không còn khả năng thi đấu thể thao được Nhà nước tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm theo quy định của pháp luật và khoản i) trường hợp vận động viên đội tuyển quốc gia bị tai nạn trong khi tập luyện, thi đấu thể thao làm mất khả năng lao động hoặc chết thì vận động viên và thân nhân của họ được hưởng chế độ phụ cấp.
Bên cạnh đó, những VĐV đạt thành tích tốt tại các đầu trường quốc tế, trong nước đều sẽ được hưởng các chế độ, quyền lợi cao hơn |
Việc bổ sung 3 khoản nhỏ trên cho thấy sự rõ ràng hơn trong việc phân chia quyền lợi cho các VĐV thể thao thành tích cao khi mang về những thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc gia và quốc tế. Điều này sẽ thúc đẩy tinh thần tập luyện, thi đấu của các VĐV, tạo sự kích thích, ganh đua lành mạnh. Bên cạnh đó, hai điều khoản nhỏ được bổ sung là h và i sẽ giúp các VĐV có thể yên tâm hơn trong trường hợp gặp phải những chấn thương khi thi đấu hoặc khi tập luyện.
Song song với việc bổ sung quyền lợi cho các VĐV, dự thảo Luật Thể thao cũng bổ sung và sửa đổi quyền và nghĩa vị của các HLV thành tích cao. Cụ thể, ngoài việc bổ sung 5 khoản nhỏ tại khoản 2 về “nghĩa vụ của HLV thể thao thành tích cao gồm: tuyển chọn VĐV; quản lý, giáo dục VĐV; Xây dựng và thực hiện kế hoạch chương trình huấn luyện thể thao sau khi được cơ quan sử dụng VĐV phê duyệt; Thực hiện csac biện pháp bảo đmả an toàn cho VĐV và Chấp hành quy định thi đấu thể thao, điều lệ giải thể thao;
Không chỉ VĐV, các HLV thể thao thành tích cao cũng được bổ sung và sửa đổi quyền, nghĩa vụ |
Dự thao Luật thể thao đã sửa đổi những quyền lợi HLV thành tích cao được hưởng gồm: Được hưởng tiền lương và chế độ dinh dưỡng đặc thù theo quy định của pháp luật; Đước đảm bảo trang thiết bị huấn luyện; Được học tập chính trị và nâng cao trình độ chuyên môn; Được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và HLV đạt thành tích xuất sắc trong csac giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi về đào tọa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khỏe, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Phát biểu tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về thực hiện Luật Thể dục, Thể thao và dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, Thể thao diễn ra tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, ông Vương Bích Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT cho biết, kể từ sau khi Luật Thể dục, Thể thao được ban hành và có hiệu lực (năm 2007- trên cơ sở kế thừa pháp lệnh Thể dục Thể thao năm 1999), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn, triển khai thi hành Luật. Sau mười năm thực hiện, Luật Thể dục, Thể thao đã phát huy hiệu quả tốt, có nhiều tác động tích cực về chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và sự phát triển của ngành TDTT.
“Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đến nay Luật Thể dục, Thể thao đã xuất hiện một số bất cập như: một số điều, khoản của Luật có nội dung còn chung chung, thiếu cụ thể dẫn đến việc khó thi hành trong thực tế. Một số quy định của Luật đã không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay như các điều khoản đã quy định về quản lý doanh nghiệp thể thao, hộ kinh doanh thể thao... cũng như một số nội dung thực tiễn đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong khi luật chưa có quy định”- ông Vương Bích Thắng nhận xét.
Do vậy, việc xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật của Luật Thể dục, Thể thao là cần thiết nhằm đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy TDTT nước ta phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Đăng Huy