• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Festival nghề truyền thống Huế 2017: Hội tụ trí tuệ và tài năng nghệ nhân Việt

26/04/2017 07:30

(Cinet) - Festival nghề truyề thống Huế 2017 sẽ diễn ra từ 28/4/2017 - 2/5/2017 tại thành phố Huế. Sau 6 lần tổ chức, Festival nghề truyền thống Huế đã trở thành nơi hội tụ, trí tuệ và tài năng của các nghệ nhân đến từ các làng nghề của Thừa Thiên Huế cũng như các địa phương trên cả nước.

Bài liên quan:

>> Khẳng định thương hiệu Festival nghề truyền thống quy mô và hấp dẫn nhất Việt Nam 


>>Festival nghề truyền thống Huế: Nuôi dưỡng truyền thống - Gắn kết tương lai 

>>“Hội tụ bản sắc châu Á”: Quy tụ những ngôi sao thiết kế trong và ngoài nước




(Cinet) - Festival nghề truyề thống Huế 2017 sẽ diễn ra từ 28/4/2017 - 2/5/2017 tại thành phố Huế. Sau 6 lần tổ chức, Festival nghề truyền thống Huế đã trở thành nơi hội tụ, trí tuệ và tài năng của các nghệ nhân đến từ các làng nghề của Thừa Thiên Huế cũng như các địa phương trên cả nước.




Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đăng Thạnh - Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế, Phó trưởng Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2017.

Ông Nguyễn Đăng Thạnh - Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND

TP Huế, Phó trưởng Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2017.



PV: Bắt đầu từ năm 2005, đến nay Festival nghề truyền thống Huế đã trở thành một trong những “đặc sản” của Huế (cùng với Festival Huế), xin ông cho biết rõ hơn về chủ trương, lý do Thừa Thiên Huế lựa chọn tổ chức Festival ý nghĩa này?



Ông Nguyễn Đăng Thạnh: Năm 1998, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế đầu tiên (Festival Huế 2000) và phát huy những lần tổ chức thành công của Festival Huế 2002, 2004, bắt đầu từ năm 2005 xen kẽ giữa các kỳ Festival Huế, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho thành phố Huế tổ chức Festival chuyên đề, UBND Thành phố quyết định chọn Festival chuyên đề về nghề truyền thống. Đồng thời, năm 2007, Huế lập đề án xây dựng thành phố Huế - thành phố Festival và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2007. Tại nội dung Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đồng ý để Huế tổ chức 2 loại hình Festival là Festival văn hóa - nghệ thuật tổng hợp (Festival Huế) và Festival chuyên đề được tổ chức liên tục, nối tiếp nhau nhiều lần trong năm hoặc theo định kỳ hàng năm hoặc vài năm một lần. Festival Huế và Festival Chuyên đề được tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế tổ chức đã thực sự là những ngày hội văn hóa, nghệ thuật và du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế, là hoạt động giao lưu có tính ngoại giao, kinh tế và văn hóa. Việc tổ chức Festival nghề truyền thống Huế với mục tiêu gìn giữ, tôn vinh và phát triển các nghề thủ công truyền thống, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, của tỉnh Thừa Thiên Huế và của các thành phố trong và ngoài nước. Qua 6 kỳ tổ chức, Festival chuyên đề về nghề truyền thống đã tạo dựng được những hiệu ứng đặc biệt, có tác động tích cực, thúc đẩy mạnh mẽ sự hồi sinh của các ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống của thành phố Huế, của tỉnh Thừa Thiên Huế, các tỉnh thành trong cả nước. Đây cũng chính là mục tiêu xuyên suốt, là chủ trương chung mà thành phố Huế luôn mong muốn hướng đến qua mỗi kỳ tổ chức.

Festival nghề truyền thống Huế 2017 nơi hội tụ trí tuệ và tài năng nghệ nhân Việt.

Nguồn: huefestival



PV: Thưa ông, Festival nghề truyền thống Huế 2017 sẽ diễn ra từ 28/4 - 2/5/2017, xin ông cho biết phía Ban Tổ chức sẽ làm những gì để tiếp tục giữ vững, khẳng định thương hiệu Festival nghề truyền thống Huế những năm qua?



Ông Nguyễn Đăng Thạnh: Festival Chuyên đề Huế 2017 là kỳ Festival lần thứ 6 thành phố Huế tổ chức chuyên đề về nghề truyền thống. Qua mỗi kỳ tổ chức, thành phố Huế đã có được những kinh nghiệm quý báu, có ý nghĩa định hướng cho những lần tổ chức tiếp theo. Vì vậy, Festival nghề truyền thống Huế 2017 là Festival có ý nghĩa tiếp tục khẳng định và tôn vinh thương hiệu của Festival Chuyên đề, nâng cao vị thế của thành phố Huế và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế và công chúng, nhân dân cả nước. Áp lực tổ chức Festival những lần sau đòi hỏi Thành phố phải đổi mới về quy mô và công tác tổ chức, thật sự phải thu hút được sự quan tâm không chỉ của nhân dân trong, ngoài tỉnh mà phải từng bước định hình và phát huy các yếu tố quốc tế, làm điểm nhấn đề Festival mang quy mô quốc gia và quốc tế. Festival Huế 2017 là Festival chuyên đề có quy mô lớn nhất từ trước đến nay do thành phố tổ chức, tính quy mô thể hiện bằng số lượng các làng nghề về tham dự Festival với sản phẩm nghề ngày càng tinh xảo, mang đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền trên cả nước và các thành phố quốc tế. Đồng thời, các chương trình nghệ thuật được tổ chức có quy mô lớn, đặc biệt là chương trình Lễ hội Áo dài với chủ đề “Hội họa Huế và Áo dài” tại cầu Trường Tiền với ý tưởng gắn liền các tác phẩm nghệ thuật hội họa của 20 họa sĩ tên tuổi của Huế trên nền áo dài truyền thống qua sự thể hiện của 14 nhà thiết kế của Việt Nam; chương trình biểu diễn thời trang “Hội tụ bản sắc châu Á” giới thiệu các bộ sưu tập thời trang của 5 nhà thiết kế nước ngoài và các nhà thiết kế Việt Nam trên chất liệu vải truyền thống của Việt Nam; chương trình giới thiệu phim Hàn Quốc và ca nhạc do các nghệ sĩ Hàn Quốc biểu diễn. Ngoài ra, đồng hành cùng Festival là các hoạt động hưởng ứng, thao diễn nghề độc đáo như giới thiệu các công đoạn đo, vẽ, cắt và may áo dài, biểu diễn các công đoạn tạo hình sản phẩm thủ công truyền thống và trưng bày cổ vật, triển lãm nghệ thuật sản phẩm thủ công quốc tế và Việt Nam diễn ra liên tục tại Festival nghề truyền thống lần này.

Các chương trình chính của Festival nghề truyền thống Huế 2017. Nguồn: BTC



PV: Năm 2017, Festival Nghề truyền thống Huế 2017 được xây dựng với rất nhiều hoạt động. Xin ông cho biết đâu là điểm nhấn, là hoạt động đặc sắc nhất của Festival năm nay?



Ông Nguyễn Đăng Thạnh: Tính quy mô của Festival 2017 được thể hiện bằng các chương trình chính và các hoạt động cộng đồng, hưởng ứng, đồng hành cùng Festival. Bên cạnh các không gian trưng bày, triển lãm và thao diễn, biểu diễn các công đoạn tạo hình sản phẩm nghề truyền thống, các chương trình nghệ thuật đặc sắc và hoạt động cộng đồng, hưởng ứng đa dạng sẽ được liên tục diễn ra trong những ngày Festival. Có thể kể đến như Lễ hội Áo dài tổ chức tại cầu Trường Tiền vào lúc 20h30 ngày 30/4/2017 với chủ đề “Hội họa Huế và Áo dài” sẽ là cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa của áo dài và 20 họa sĩ Huế. Lễ hội Khinh khí cầu quốc tề lần thứ 2 - 2017 tổ chức tại sân Kỳ Đài với sự tham gia của 8 quốc gia, trong đó có chủ nhà Việt Nam. Đồng thời, hoạt động cộng đồng và tính xã hội hóa được tăng cường hơn so với mọi năm, yếu tố quốc tế rõ nét hơn với sự tham gia của 04 thành phố và 02 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, chương trình chiếu phim và giao lưu với các ca sĩ đến từ Hàn Quốc, chương trình âm nhạc Hàn Quốc tại sân khấu Bia Quốc học. Tại Festival 2017 sẽ có không gian trưng bày, giới thiệu nghề may áo dài, nghề vẽ, thêu, may đo áo đài cho khách được bố trí tại Công viên Lý Tự Trọng. Xích lô hoa mặc áo dài và đón du khách mặc áo dài tham quan Festival nghề trên một số cung đường trong những ngày diễn ra Festival. Diễu hành xe đạp của hàng trăm nữ sinh cùng với các nghệ nhân nghề truyền thống Huế. Cuộc thi vẽ trên áo dài và biểu diễn của các cháu thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi Huế… Tất cả sẽ là những điểm nhấn, hứa hẹn để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng và du khách.



PV: Chỉ còn ít ngày nữa Festival nghề truyền thống Huế 2017 sẽ khai mạc, xin ông cho biết công tác chuẩn bị diễn ra như thế  nào?



Ông Nguyễn Đăng Thạnh: Chỉ còn ít ngày nữa sẽ diễn ra các hoạt động tại Festival, vì vậy đến thời điểm này các công tác liên quan đến tổ chức đã được hoàn tất, các không gian nghệ thuật đang khẩn trương chuẩn bị cho buổi tổng duyệt và các không gian trưng bày, triển lãm đang khẩn trương hoàn thiện để phục vụ công tác trưng bày, BTC đồng thời cũng thông tin thường xuyên với các đối tác quốc tế, các nghệ nhân, nghệ sĩ sẽ tham gia tại Festival và triển khai lắp đặt hệ thống nhà rường tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và công viên Tứ Tượng, đấu nối nguồn điện và cho vận hành thử nghiệm một số không gian chính diễn ra Festival. Có thể nói rằng, thành phố Huế đã sẵn sàng cho ngày khai hội của sự kiện văn hóa lớn sẽ diễn ra lúc 20h30 ngày 28/4/2017 tại quảng trường trước Trường Quốc Học.



Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của ông!



Thực hiện: Gia Linh

NỔI BẬT TRANG CHỦ