Trong chương trình hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9 "Hồn thiêng sông núi" sẽ diễn ra vào tối 1/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, bên cạnh những tác phẩm bất hủ như "Du kích sông Thao" của nhạc sỹ Đỗ Nhuận, "Hồn thiêng sông núi" của nhạc sỹ Nguyễn Thiện Đạo... bản hợp xướng "Đất nước" của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, lời thơ trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi cũng sẽ được công diễn lần đầu.
Trong chương trình hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9 "Hồn thiêng sông núi" sẽ diễn ra vào tối 1/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, bên cạnh những tác phẩm bất hủ như "Du kích sông Thao" của nhạc sỹ Đỗ Nhuận, "Hồn thiêng sông núi" của nhạc sỹ Nguyễn Thiện Đạo... bản hợp xướng "Đất nước" của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, lời thơ trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi cũng sẽ được công diễn lần đầu.
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may...
Những câu thơ tài hoa của nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong bài thơ "Đất nước" đã là nguồn cảm hứng cho không ít người nghĩ về những trường ca, hay những tổ khúc mới ca ngợi Tổ quốc. Một bài thơ trữ tình, được tác giả sáng tác khi mới 24 tuổi, mà chứa đựng cả một cảm hứng rộng dài đất nước, dân tộc. Có người nhận xét: Tài năng của Nguyễn Đình Thi đã gặp được thiên thời, địa lợi, nhân hòa; gặp được ngọn gió cách mạng mà vút lên, mà lâu bền. Người nghệ sĩ đã trở thành một tế bào của Tổ quốc.
Có lẽ cũng có một sự hội tụ như vậy ở nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc khi anh sáng tác bản hợp xướng "Đất nước" lúc mới 20 tuổi, còn đang là học sinh năm thứ 2 hệ Trung cấp sáng tác, Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Khi ấy Hà Nội cũng vừa trải qua những trận bom B52 cuối cùng. Người nhạc sĩ trẻ cũng đã từng phải chứng kiến nhiều mất mát đau thương của dân tộc. Rồi đến những ngày cả nước ngóng đợi theo bước chân ngoại giao của ông Lê Đức Thọ mong chờ bản Hiệp định "Hòa bình" được ký kết (27/1/1973).
Trong những năm tháng đất nước còn bề bộn gian khó, chàng trai trẻ trường nhạc lúc ấy với tình yêu đầu đời chớm nở, một mối tình câm chưa một lần nắm tay, cùng những cảm xúc về Tổ quốc, về con người, về những cái chung, cái riêng như hòa vào nhau, dâng tràn để rồi thăng hoa khi viết nên những nốt nhạc đầu tiên cho bản hợp xướng "Đất nước". Nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc kể: "Những ngày tháng 3/1973 thật khác biệt, tất cả đều được hít thở bầu không khí hòa bình, không còn những ngày sơ tán phải đạp xe đi về đến mấy chục cây số nữa, không còn phải lo lắng khi những trận bom của giặc Mỹ trút xuống. Cả trường nhạc đã tề tựu đông đủ, tôi còn đang nghĩ mình chưa đóng góp được gì cho Tổ quốc...".
Trong một buổi phát thanh trên Đài Tiếng nói Việt
Bản hợp xướng đã được dựng lần đầu tiên để thi học kỳ hai, tháng 8/1973, do các nghệ sĩ Ái Vân - Măng Thị Hội (Soprano), Tuyết Nhung - Từ Hậu (alto), Bằng Phác (terno) và Trần Tiến (bass), tác giả chơi phần piano. Hội đồng lý luận nhà trường đã đánh giá rất cao và đã chọn làm tác phẩm biểu diễn trong dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam (30/10/1976) do dàn hợp xướng học sinh, sinh viên của trường thể hiện. Phần đệm piano 4 tay do tác giả và Nguyễn Quang Huy biểu diễn.
Sau 36 năm trôi vào quên lãng, kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9 năm nay, cũng là một hoạt động để hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, bản hợp xướng "Đất nước" của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc sẽ được công diễn lần đầu tiên trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội. Sự ra mắt lần đầu của đứa con tinh thần trong một không gian trang trọng như vậy khiến cho nhạc sĩ không khỏi bồi hồi xúc động. Bài thơ "Đất nước" vốn đã quá quen thuộc với nhiều độc giả, vốn là một tác phẩm lớn được viết từ tâm hồn của người nghệ sĩ biết đồng hành với nhân dân, biết tôn vinh các giá trị vĩnh hằng, đó là tình yêu quê hương, đất nước.
Trên sân khấu Nhà hát Lớn lần này, hợp xướng "Đất nước" sẽ do dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng Nhà hát Vũ kịch Việt
Nhìn lại lịch sử văn học, bài thơ "Đất nước" được Nguyễn Đình Thi viết từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1948), nhưng 7 năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp mới thực sự kết thúc (1955), còn bản hợp xướng thì được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc viết sau gần 20 năm (1973), là năm ký kết hiệp định Hòa bình Paris, nhưng mãi đến mùa thu này (2009) mới lần đầu được vang lên. Chặng đường ấy đủ dài để sáng tạo và cả công chúng hôm nay cảm nhận được rõ ràng, một "mùa thu nay đã khác rồi".
Và chúng ta sẽ còn nhớ mãi, giọng hát của hàng trăm nghệ sĩ vang động cả một không gian mênh mông như những đợt sóng trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong ngày lễ trọng đại của dân tộc: "Mùa thu nay khác rồi/ Tôi đứng vui nghe giữa đất trời/ Gió thổi rừng tre phất phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc, nói cười, thiết tha..."
Theo CAND