• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Giá nào cho “món ngon” VPBank trong thương vụ chiến lược?

Kinh tế 10/03/2023 11:01

(Tổ Quốc) - Trong cuộc gặp gần đây với nhà đầu tư, lãnh đạo VPBank khẳng định kế hoạch phát hành riêng lẻ 15% cho nhà đầu tư chiến lược đang rất tích cực và sẽ được thực hiện trong năm 2023. Có hai câu hỏi đặt ra ở đây: Vì sao kế hoạch chậm hơn dự kiến? và nếu việc bán vốn diễn ra suôn sẻ, giá bán sẽ là bao nhiêu?

Giá nào cho “món ngon” VPBank trong thương vụ chiến lược? - Ảnh 1.

Tại cuộc họp, lãnh đạo VPBank lần nữa khẳng định kế hoạch bán vốn không có gì thay đổi, việc đàm phán vẫn diễn ra rất tích cực và quan trọng hơn, mốc thời gian thực hiện là trong năm 2023. Có hai câu hỏi đặt ra ở đây, đầu tiên vì sao tiến độ bán vốn lại chậm hơn dự kiến và thứ hai, nếu việc bán vốn diễn ra suôn sẻ như dự kiến trong năm nay thì giá bán sẽ là bao nhiêu?

Kế hoạch huy động vốn của các ngân hàng

Thực tế, không chỉ VPBank có kế hoạch huy động vốn trong 2022 mà theo thống kê của chúng tôi, có ít nhất sáu ngân hàng lên kế hoạch nhưng đều bị chậm tiến độ so với dự kiến. Như vậy, vấn đề có thể không nằm ở nội tại một ngân hàng riêng lẻ nào mà lý do cho sự chậm trễ này, theo chúng tôi đến từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, nếu chúng ta nhớ lại thì 2022 thực sự là một năm nhiều thách thức cho cả nền kinh tế nói chung và các ngành bất động sản – ngân hàng nói riêng khi xảy ra nhiều bất ổn từ những sự kiện pháp lý, từ các vụ việc liên quan FLC, Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát đến việc kiểm soát chặt chẽ thị trường trái phiếu doanh nghiệp với việc ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/09/2022.

Thứ hai, xuyên suốt trong bối cảnh đó chính là cuộc chiến của Fed với lạm phát và theo đó đối với bối cảnh quốc tế chính là việc "rút thảm thanh khoản" đối với thị trường tài chính toàn cầu làm trở ngại đến các kế huy động vốn không chỉ ở Việt Nam, đồng thời NHNN phải tăng lãi suất để đảm bảo giá trị của đồng nội tệ, và hệ quả rõ ràng của lãi suất tăng chính là áp lực cho cả nền kinh tế và ngành ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại khi Chính phủ đã có nhiều động thái như sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP bằng Nghị định 08/2023/NĐ-CP tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho các hoạt động phát hành trái phiếu trong nước và theo dự báo của chuyên gia thì chu kỳ thắt chặt của Fed sẽ đạt đỉnh sau 6 tháng đầu năm 2023, sự bất định của thị trường vốn quốc tế sẽ dần dịu bớt thì các hoạt động huy động vốn, cụ thể là của các ngân hàng Việt Nam, sẽ được tiếp tục trong 2023 với "tin vui" đầu tiên có thể đến từ VPBank. Câu hỏi ở đây là, liệu giá trị phát hành của VPBank (cho 15% vốn) về giá trị tuyệt đối có phải là cao nhất trong kế hoạch các ngân hàng hiện tại?

Ngân hàng có kế hoạch tăng vốn 2022-2024 (dự kiến)

Số lượng cổ phiếu phát hành (% vốn điều lệ)

Nhà đầu tư mục tiêu

Phương pháp phát hành

CAR (Tỷ lệ an toàn vốn) theo Basel II, vào 30/09/2022

BID

7,44%

- Phát hành ra công chúng: NĐT cá nhân và định chế tài chính trong/ ngoài nước

- Phát hành riêng lẻ: Định chế tài chính trong/ ngoài nước

Phát hành ra công chúng/ Phát hành riêng lẻ

8,5%

VCB

6,1%

Định chế tài chính

Phát hành riêng lẻ

9,4%

HDB

-

Định chế tài chính

Trái phiếu chuyển đổi quốc tế

15,3%

VPB

15%

Nhà đầu tư nước ngoài

Phát hành riêng lẻ

15%

MBB

2,89%

Phát hành riêng lẻ: Viettel và nhà đầu tư chuyên nghiệp khác

Phát hành riêng lẻ

11,3%

LPB

4,51%

Định chế tài chính

Phát hành riêng lẻ

12,3%

VPBank bán vốn chiến lược với giá bao nhiêu?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy quay ngược lại lịch sử một chút để nhìn lại các thương vụ bán vốn ngân hàng cho đối tác chiến lược vào các năm 2011-2012 khi Mizuho Bank Ltd (Mizuho) mua VCB và ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ (Mitsubishi) mua CTG. Năm 2011, giá trị sổ sách VCB ở mức khoảng 15 nghìn đồng/ cổ phiếu và giá bán cho Mizuho khi đó là 34 nghìn đồng, tức là gần 2,4 lần giá sổ sách. Nếu chúng ta lập luận VCB là ngân hàng hàng đầu Việt Nam, chúng ta có thể tham khảo thương vụ Mitsubishi mua CTG năm 2012 tại mức giá 24 nghìn đồng và giá sổ sách CTG khi đó là 12 nghìn, tức là cũng 2 lần giá sổ sách. Nhưng hãy nhìn lại tình hình vĩ mô và sức khỏe hệ thống tài chính cũng như nguồn thu của hệ thống ngân hàng những năm 2011-2012 và so sánh với bây giờ:

Giá nào cho “món ngon” VPBank trong thương vụ chiến lược? - Ảnh 3.

Nhìn vào một số chỉ tiêu chính, chúng ta có thể thấy nguồn thu của hệ thống ngân hàng hiện tại đã bền vững hơn nhờ sự đóng góp của nguồn thu ngoài lãi, trong đó đáng chú ý chính là nguồn doanh thu từ phí và bancassurance. Bên cạnh đó, hệ thống đã hoạt động hiệu quả hơn khi tỷ lệ chi phí/ doanh thu đang được kiểm soát rất tốt, đồng thời sức khỏe hệ thống ngân hàng đã có sự cải thiện rõ rệt so với giai đoạn 2011-2012 khi tỷ lệ nợ xấu giảm và bao phủ nợ xấu tăng lên. Như vậy, là một ngân hàng tăng trưởng nhanh, bền vững và vị thế tốt trong hệ thống tài chính Việt nam, chúng tôi cho rằng hoàn toàn có cơ sở để VPBank bán vốn chiến lược ở mức từ 2,25-2,5 lần giá trị sổ sách. Tại ngày 31/12/2022, giá trị sổ sách của VPB là 14.500 đồng/ cổ phiếu, như vậy chúng tôi cho rằng giá bán vốn cho cổ đông chiến lược của VPBank sẽ lớn hơn 30.000 đồng/ cổ phiếu (khoảng 32.000 – 35.000 đồng), tương đương mức chênh lệch với mức giá trên sàn (cho nhà đầu tư trong nước) là hơn 60%.

Cổ phiếu VPB – "món ngon" dành cho ai?

Như đã phân tích, mức chênh lệch hiện tại theo chúng tôi ước tính giữa giá mà đối tác chiến lược phải trả để mua 15% vốn điều lệ đang là 60% - rất đáng cân nhắc cho các nhà đầu cơ trong nước. Tuy nhiên nếu lật lại góc nhìn, là nhà đầu tư chiến lược thì sau khi mua và nắm giữ cổ phiếu từ 10 năm thì tỷ suất lợi nhuận cho Mitsubishi là 151% và Mizuho là 589%. Rõ ràng, đây là kết quả không tồi nếu không muốn nói là thành công rực rỡ với những nhà đầu tư dài hạn và với VPB – cổ phiếu giá trị với động lực tăng trưởng mạnh mẽ cùng chiến lược linh hoạt, khác biệt hứa hẹn cũng sẽ đem lại suất sinh lợi càng mạnh mẽ hơn cho các cổ đông trung thành của ngân hàng.


Thái Bình Dương

NỔI BẬT TRANG CHỦ