• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Giải pháp giúp chuyển đổi số du lịch thuận lợi

Du lịch 11/12/2021 11:11

(Tổ Quốc) - Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đưa ra một số giải pháp định hướng giúp chuyển đổi số du lịch thuận lợi hơn như: tiếp tục xây dựng hệ sinh thái thông minh; kết nối cơ quan nhà nước, địa phương và doanh nghiệp theo thời gian thực; đẩy mạnh công tác truyền thông và phát động phong trào khởi nghiệp sáng tạo.

Ngày 11/12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số lần III. Với chủ đề "Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế", Diễn đàn có sự góp mặt, chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ. 

Giải pháp giúp chuyển đổi số du lịch thuận lợi

Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển như "vũ bão" song hành cùng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các công nghệ như Blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI)...Điều này thể hiện rõ ràng qua các hoạt động dịch chuyển của du khách, từ bước đặt phòng, vé tàu xe đến đánh giá dịch cụ đều thực hiện trên ứng dụng di động.

Giải pháp giúp chuyển đổi số du lịch thuận lợi - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. Ảnh: Vnexpress

Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19, du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề vì liên quan đến việc di chuyển, gặp rào cản khi áp dụng các chính sách giãn cách xã hội. Ngành du lịch trên toàn thế giới đã chịu tổng thiệt hại đến 2,4 nghìn tỷ USD.

Trước tình hình thế giới như vậy, du lịch Việt Nam cũng được khuyến khích tiếp tục triển khai đề án chuyển đổi số. Trước khi Covid-19 bùng phát, ngành đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu như hệ thống khách sạn 3-5 sao, hướng dẫn viên du lịch nội địa - quốc tế, lữ hành.... Thứ hai là nền tảng kết nối liên thông các cơ quan quản lý địa phương và doanh nghiệp; cơ quan nhà nước nhận thông tin, báo cáo thông qua các đơn vị cơ sở. Thứ ba là thiết lập ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch. Và cuối cùng là hỗ trợ đổi mới sáng tạo.

Đến nay, nhiều địa phương đã đưa điểm đến của mình lên các nền tảng số như Hà Nội có hệ thống du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đà Nẵng có ứng dụng Da Nang Toursism, Huế có chương trình tham quan Hoàng Thành thực tế ảo... Đồng thời các doanh nghiệp đều đã có ứng dụng quản lý, bán hàng trên môi trường số như Vietravel, Flamingo...

Cũng theo ông Nguyễn Lê Phúc, công tác chuyển đối số trong ngành du lịch cũng gặp một số khó khăn như chưa nhận thức đồng bộ; chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể liên quan, đặc biệt là khách hàng và doanh nghiệp, thiếu nguồn lực; hạn chế về kiến thức, trình độ; đại dịch... Tuy nhiên, ngành cũng có một số thuận lợi như được Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện phát triển; các địa phương phát triẻn ứng dụng du lịch; tốc độ tăng trưởng Internet nhanh chóng... Ngành du lịch cần nâng cao việc liên kết hợp tác, hướng tới xây dựng nền tảng của cơ quan nhà nước và thúc đẩy sự tham gia tích cực chủ động và sáng tạo của doanh nghiệp, điểm đến.

Ông đưa ra một số giải pháp định hướng giúp chuyển đổi số du lịch thuận lợi hơn như: tiếp tục xây dựng hệ sinh thái thông minh; kết nối cơ quan nhà nước, địa phương và doanh nghiệp theo thời gian thực; đẩy mạnh công tác truyền thông và phát động phong trào khởi nghiệp sáng tạo.

Số hoá là một trong những động lực tăng trưởng

Phát biểu về chủ đề chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam đã chia sẻ về sự lớn mạnh của ngành điện Việt Nam trong khu vực đi cùng hành trình chuyển đổi số.

Theo đó, tính đến 30/11, hệ thống điện Việt Nam có tổng công suất đặt đứng đầu ASEAN, vượt qua Indonesia với 76 nghìn MW. Hệ thống truyền tải đường dây 500 kV, 220 KV cũng đứng đầu ASEAN.

Sản lượng điện thương phẩm 10 tháng đầu năm đạt 187 tỷ. Ông cho biết thành tựu lớn của ngành điện là đã đưa điện tới 99,% hộ dân nông thôn và 99,5% hộ dân trên toàn quốc.

Chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp của Tập đoàn EVN theo xếp hạng của Fitch Ratings đạt mức BB+ với triển vọng ổn định, ngang bằng với chỉ số tín nhiệm quốc gia. Về tiếp cận điện năng, World Bank đánh giá Việt Nam đứng thứ 27 trên 190 nền kinh tế của thế giới, tăng thứ hạng so với các năm trước.

Ông Võ Quang Lâm đưa ra kịch bản sau dịch với mức tăng trưởng dự đoán 8,2% một năm, với chuyển đổi số, số hoá là một trong những động lực tăng trưởng.

Đại diện EVN chia sẻ về những ứng dụng công nghệ số trong quản lý và phát triển hệ thống điện. Ông dẫn chứng, 29,5 triệu hợp đồng mua bán điện đã được số hóa; cho đến nay EVN đã bán điện trực tiếp tới 12/13 đảo. Với 19 triệu công tơ điện tử, Việt Nam đạt tỷ lệ cao về công tơ điện tử trong khu vực ASEAN.



Bảo Trân

NỔI BẬT TRANG CHỦ