Đó là lời nhắn nhủ tâm huyết của Giáo sư Trần Bảng - người dành trọn cuộc đời với nghệ thuật truyền thống, trong đó có tuồng.
Đó là lời nhắn nhủ tâm huyết của Giáo sư Trần Bảng - người dành trọn cuộc đời với nghệ thuật truyền thống, trong đó có tuồng.
PV: Cho dù được xem là di sản văn hóa của dân tộc và đã có những nỗ lực của những người làm nghề, nhưng sân khấu Tuồng không còn hấp dẫn được mấy người. Giáo sư nghĩ gì về thực tế này?GS TRẦN BẢNG : Đối với sân khấu Tuồng hôm nay, không chỉ là thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của lớp trẻ, những người đã từng hiểu biết, say mê tuồng cũng cảm thấy thực sự xót xa và nhớ tiếc. Tiếc không còn thấy những nét đẹp độc đáo của nghệ thuật tuồng trong lối diễn của các nghệ sỹ ngày nay. Một lối diễn thiếu khí lực, thiếu công phu, chỉ còn là sự sao chép lạnh nhạt không cảm hứng những hình mẫu truyền thống. Người ta cảm thấy ở lối diễn này không phải là sự thiếu tài năng mà nguy hiểm hơn là sự mất tình yêu, mất niềm tin vào môn nghệ thuật mình đang làm. Diễn không hấp dẫn khán giả, khán giả rời xa. Khán giả càng rời xa người nghệ sỹ tuồng càng không tin vào khả năng tồn tại của nghề tổ. Một số buông xuôi theo nghề phụ để kiếm sống. Một số có trách nhiệm chỉ đạo tìm mọi đường “cải cách” để tuồng phù hợp với thời đại mới.
PV: Những nỗ lực “cải cách” ấy có mang lại hiệu quả như mong đợi không, thưa Giáo sư?GS TRẦN BẢNG: Đã đến lúc phải thẳng thắn khẳng định rằng, những phương sách cải cách tuồng không cứu vãn nổi tình thế mà ngược lại chỉ làm nghệ thuật tuồng ngày càng “tha hóa” đi. Nhớ lại những năm 30 của thế kỷ trước, sân khấu tuồng cũng đã lâm vào tình thế như hiện nay. Những người làm tuồng thời bấy giờ tìm mọi cách để lôi kéo khán giả trở lại với mình. Thôi thì nảy sinh ra đủ mọi thứ tuồng: tuồng xuân nữ, tuồng tiểu thuyết, tuồng kiếm hiệp… Song lịch sử cho thấy, những hình thức gọi là “cải cách” tuồng ấy chẳng mang lại hiệu quả gì mà chỉ làm cho di sản sân khấu quý báu này sa vào nguy cơ mai một trầm trọng hơn.
PV: Vậy theo Giáo sư, làm thế nào nghệ thuật tuồng có thể thoát khỏi tình trạng hiện nay?GS TRẦN BẢNG: Để thoát ra khỏi những khó khăn, khủng hoảng hiện nay, chỉ có một con đường duy nhất: Hãy trở về với nghệ thuật tuồng gốc. Lịch sử tuồng đã chứng minh tính đúng đắn của phương hướng này. Đó là cuộc chấn hưng tuồng giữa thế kỷ XX (1955- 1965). Thực hiện chủ trương khai thác di sản nghệ thuật dân tộc của Đảng và Nhà nước, những nghệ sỹ ưu tú của tuồng
PV: Vậy, sau nửa thế kỷ, chẳng lẽ chúng ta lại khởi động một cuộc chấn hưng tuồng lần thứ hai?GS TRẦN BẢNG: Đúng. Nhưng lần này không được lặp lại cuộc chấn hưng lần trước mà phải đặt ra một yêu cầu mới: nâng chất lượng tuồng lên một cấp độ mới. Phương hướng của cuộc chấn hưng là trở về với tuồng gốc, tập trung vào nghệ thuật diễn và môi trường diễn xuất. Phải trở lại cách thức truyền vai mẫu cổ với thái độ nghiêm khắc của các thầy tuồng xưa, vẫn phải giữ công thức một thầy một trò. Thầy giỏi biết kiên nhẫn rèn trò cho tới khi đạt tới điểm chuẩn xác của từng ngữ khí, từng động tác trong trình thức. Khi ấy tuồng mới ra tuồng.
Nghệ thuật diễn chỉ có thể thăng hoa trong một môi trường không những phù hợp mà còn có khả năng kích thích cảm hứng sáng tạo của nghệ sỹ. Tuồng thích ứng với một không khí gợi cổ, trang nghiêm, nghi lễ, tại sao lại bỏ hình thức cầm chầu, bỏ bàn thờ tổ thường đặt trong hậu trường? Chúng ta cũng cần chú ý đến kiến trúc, màu sắc của sân khấu để khi bước chân vào rạp, khán giả như được bước vào một thế giới của nhân vật tuồng.
PV: Nội dung các vở diễn thì sao, thưa Giáo sư?
GS TRẦN BẢNG: Chúng ta phải ưu tiên những tích tuồng thầy và những tích tuồng có trích đoạn nổi tiếng như Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Mạnh Lương bắt ngựa… Tích nào chưa hoàn chỉnh thì chỉnh lý, cải biên. Xếp vào mục này còn là những tích tuồng hay của hai thầy tuồng cận đương đại nổi tiếng Đào Tấn và Nguyễn Hiển Dĩnh. Để tránh thói quen làm xong bỏ đấy hiện này, cần quy định chặt chẽ số buổi diễn hàng năm cho các tích tuồng cổ. Đó là cách lưu giữ và phát huy tốt nhất di sản tuồng.
Những tích tuồng sáng tác mới về những đề tài lịch sử, dã sử và truyền thuyết Việt
Theo NDB