Bình Dương đặc biệt có 3 ngôi nhà kiến trúc nghệ thuật thuộc dòng họ “Trần” có thời gian xây dựng trên 100 năm, trong đó có 2 ngôi nhà đã được Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, ngày 7-1-1993.
Bình Dương đặc biệt có 3 ngôi nhà kiến trúc nghệ thuật thuộc dòng họ “Trần” có thời gian xây dựng trên 100 năm, trong đó có 2 ngôi nhà đã được Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, ngày 7-1-1993.
Nhà Bác sĩ Trần Công Vàng (ngôi nhà này hiện chủ nhân đang quản lý sử dụng rất tốt), ngôi nhà Trần Văn Hổ (tự Đẩu) (nằm trên địa bàn phường Phú Cường, TX.TDM) do Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh Bình Dương trực tiếp quản lý.
Cả hai di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị cao về thẩm mỹ tiêu biểu trong lịch sử mỹ thuật Việt
Thực tiễn công tác bảo quản nhà cổ Trần Văn Hổ và Bác sĩ Trần Công Vàng được thường xuyên chăm sóc, lau chùi quét dọn, che chắn, chống đỡ tạm thời, diệt cây xanh mọc trên di tích, diệt nấm mốc mối mọt... Bảo quản bằng phương pháp truyền thống và phương pháp hóa chất.
Năm 1996, di tích nhà Trần Văn Hổ sửa chữa nhỏ là đảo ngói chống dột thay một số cây mè, thay 3 khung cửa sổ. Năm 1999, gia cố và thay một số kèo, mè, đòn tay, thay ngói bể và thay 3 bộ cửa chính bên ngoài. Năm 2002, căn nhà dài bên ngôi nhà (dùng làm phòng trưng bày và phòng đọc sách) được phá dỡ để tạo khuôn viên sân vườn, hệ thống thoát nước, nhà vệ sinh, xây dựng lại đoạn hàng rào hai bên di tích, chỉnh sửa hòn non bộ, hệ thống chiếu sáng trong sân vườn khang trang xanh, đẹp.
Cuối năm 2005 và đầu năm 2006, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, sở Văn hóa - Thông tin đã nâng cấp công trình nền nhà Bác sĩ Trần Công Vàng cao 0,4m và chỉnh sửa, tu bổ một số cột nhà và vệ sinh đánh bóng bảo quản toàn bộ các mảng chạm khắc hoa văn trang trí của ngôi nhà. Tháng 8 đến tháng 10 năm 2006, Ban Quản lý di tích đã thực hiện việc vệ sinh đánh bóng toàn bộ hệ thống cột kèo, các mảng chạm khắc hoa văn trang trí, liễn đối nhà cổ Trần Văn Hổ. Công tác bảo quản này sẽ giúp cho 2 di tích nhà cổ bảo đảm duy trì được độ bền và nét chạm khắc thủ công nghề mộc Bình Dương xưa lưu tồn đến mai sau.
Thực hiện đề án bảo tồn, những năm tới cần có nguồn kinh phí để sưu tầm hiện vật gốc của di tích hoặc có thể phục chế một số lượng đồ vật trong phần trang trí nội thất, cho phù hợp với giá trị của di tích... Cần thực hiện một dự án nghiên cứu và in ấn thành sách về công trình kiến trúc này, nhất là ghi chép - vẽ lưu lại những đồ án trang trí chạm khắc một nghệ thuật truyền thống vô cùng quý và nguồn sự liệu Hán Nôm có trong di tích.
Bảo tồn và phát huy tác dụng di tích lịch sử văn hóa nhà cổ, là một trong những khâu công tác quan trọng trong sự nghiệp văn hóa tỉnh nhà và là sự cần thiết cho sự bảo vệ lâu dài nét chạm trổ xưa, cho di tích luôn sống mãi với thời gian.
Theo BBD