• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hà Nam

02/02/2014 16:28

(Cinet) – Là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nam cho đến nay vẫn là một tỉnh đang phát triển, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Kinh tế Hà Nam vẫn chủ yếu dựa vào việc sản xuất

nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

(Cinet) – Là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nam cho đến nay vẫn là một tỉnh đang phát triển, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Khái quát chung

Diện tích: 860,5 km2

Dân số: 790,000 người

Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Hà Nam có dân số 785,057 người, giảm so với điều tra năm 1999, chiếm 5,6%  dân số đồng bằng sông Hồng. Dân cư đô thị ở Hà Nam chủ yếu tập trung ở thành phố Phủ Lý và các thị trấn lân cận như: Hòa Mạc, Đồng Văn, Quế, Vĩnh Trụ, Bình Mỹ…

Tài nguyên văn hóa và du lịch

Là một tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời, Hà Nam có nền văn hóa dân gian khá đặc sắc phong phú, được thể hiện qua các điệu chèo, hát văn, ca trù và hát dậm. Đây cũng là một vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử, có thể kể đến như: Lễ hội đền Trúc; Lễ hội tịch điền; Hội đền Trần Thương; Hội chùa Đọi Sơn…

Lễ hội đền Trúc thường được tổ chức từ mùng 6 đến mùng 10 tháng 2 âm lịch tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bàng.

Lễ hội chùa Đọi Sơn xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên thường được tổ chức vào ngày 21 tháng 3 âm lịch. Chùa Đọi Sơn thờ Phật, thờ Lê Đại Hành, Nguyên phi Ỷ lan và Lê Thánh Tông

Lễ hội tịch điền diễn ra tại Đọi Sơn, Duy Tiên là nơi vua Lê Đại Hành mở đầu nghi thức cày ruộng tịch điền trong lịch sử.

Chùa Bà Đanh nổi tiếng khắp cả nước, câu nói "vắng như chùa Bà Đanh" ý nói đến chính ngôi chùa này..



Hội đền Trần Thương ở xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, được tổ chức hàng năm vào ngày 20 tháng 8 âm lịch và đêm 14 tháng Giêng âm lịch. Đền Trần Thương thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trước kia đền là nơi Hưng Đạo Đại Vương dùng làm nơi chứa lương thực, cung cấp cho quân đội trong cuộc kháng chiến trong trận chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông. Lễ hội phát lương đền Trần Thương là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Hà Nam, tưởng nhớ công lao to lớn của vị Anh hùng dân tộc, góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền, giáo dục cho con cháu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm..

Bên cạnh những lễ hội đặc sắc, Hà Nam còn có nhiều di tích lịch sử đẹp và là điểm đến với du khách thập phương khi đến với Hà Nam như: danh thắng Kẽm Trống, Đền Trúc; Chùa Bà Đanh; Đền Lăng.

Danh thắng Kẽm Trông là nơi dòng sông Đáy chảy xen giữa hai dãy núi đá vôi tạo thành cảnh quan sơn thủy rất thơ mộng.

Đềm Trúc - Ngũ Động Sơn là một địa điểm đẹp tại tỉnh Hà Nam



Đền Trúc – Ngũ Động Sơn nằm cách Phủ Lý 7 km, tương truyền Lý Thường Kiệt trên đường chiến thắng trở về đã cho quân dừng ở đây để tế lễ và ăn mừng. Sau này nhớ ơn ông, người dân trong vùng đã lập đền thờ dưới chân núi Cấm gọi là đền Trúc. Trong dãy núi còn có danh thắng Ngũ Động Sơn, là năm hang đá nối liền nhau thành một dãy động liên hoàn, có chiều sâu trên 100m.

Chùa Bà Đanh nằm đối diện núi Ngọc, cảnh quan xung quanh chùa vô cùng yên tĩnh, thi vị với dòng sông Đáy trong veo chảy ngang phía trước. Người dân ở đây thường nói rằng, chùa Bà Đanh tĩnh lặng đến độ có thể nghe được cả tiếng lá rơi ở đây.

Đền Lăng là nơi thờ các vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành…

Ngoài những danh thắng tự nhiên và tài nguyên văn hóa nêu trên, Hà Nam còn có một số điểm đến như: động Cô Đôi, chùa Long Đọi..

Tuy nhiên cho đến nay, tỉnh Hà Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch, kinh tế của Hà Nam vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Tổng hợp

 (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)
 

NỔI BẬT TRANG CHỦ