(Tổ Quốc) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hiện đang ở New York tham gia Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc trong khoảng thời gian căng thẳng đỉnh điểm với Mỹ.
Giới quan sát cho rằng, chuyến thăm 4 ngày của Tổng thống Erdogan có thể tạo nên cơ hội vàng cho quan hệ hàn gắn giữa Ankara và Washington.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh:VOA |
“Đây là một động thái có thể chuẩn bị cho việc xoa dịu quan hệ với Washington”, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói trên Wall Street Journal ngụ ý đồn đoán khả năng mục sư Mỹ Adrew Brunson có thể nhanh chóng trở về nhà.
Mục sư Brunson đã bị bắt giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ với cáo buộc hành vi khủng bố vào tháng 8 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt các trừng phạt thương mại vào Thổ Nhĩ Kỳ. Các trừng phạt mạnh của Washington đã khiến cho kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào khủng hoảng.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ - ông John Bolton cho biêt, quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thiết lập lại khi linh mục Brunson được trả tự do. Washington cho rằng các cáo buộc đối với mục sư Brunson là vô căn cứ. Tổng thống Erdogan khẳng định phải đứng ra xét xử.
“Tôi mong rằng linh mục Brunson sẽ được trả tự do. Nhiều người mong muốn cho điều này. Tuy nhiên, chúng tôi phải chờ đợi cho đến 12/10 mục sư Brunson trả tự do”, giáo sư quan hệ quốc tế Huseyin Bagci, Đại học kỹ thuật Trung Đông của Ankara.
Ngoại trưởng Pompeo cũng nhắc lại rằng Mỹ coi ông Andrew Brunson, người bị bắt giữ gần hai năm do cáo buộc khủng bố, đã bị bắt giữ "trái pháp luật."
Ông Pompeo khẳng định: "Mục sư Brunson và các công dân Mỹ khác bị Thổ Nhĩ Kỳ bắt đều cần được Thổ Nhĩ Kỳ trả tự do và điều này cần được lập tức thực hiện."
Khủng hoảng tài chính
Giới quan sát cho biết, tín hiệu hạ nhiệt quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và nới lỏng trừng phạt cho Ankara có thể là bước ngoặt tiến tới kết thúc khủng hoảng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, sự hiểu lầm giữa Ankara và Washington liên tục khiến cho quan hệ hai nước căng thẳng. Rạn nứt ngoại giao gần đây có thể lắng xuống trong nỗ lực tại cuộc gặp ở New York.
Tổng thống Erdogan trước đó đã gửi lời nhắc nhở cảnh báo cho leo thang căng thẳng song phương với Mỹ trong tương lai về vấn đề Syria. Trong bài phát biểu vào ngày 24/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cảnh báo quân đội nước này sẵn sàng cho cuộc tấn công đối phó với phiến quân người Kurd tại Syria (YPG).
Lực lượng YPG hiện là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố IS. Ankara luôn xem lực lượng YPG nằm trong nhóm khủng bố. “Đây thực sự là một lo lắng nghiêm trọng cho chúng tôi nếu chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục duy trì quan hệ với lực lượng YPG”, người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin nói vào ngày 21/9.
Các nhà phân tích cho biết, Ankara gia tăng cảnh báo, Washington sẽ tiếp tục hậu thuẫn lực lượng YPG sau khi xóa sạch bóng dáng khủng bố. Đây được xem là một trong số các nỗ lực giảm đi ảnh hưởng của Iran tại Syria.
Vào tuần trước, Tổng thống Trump cho biết: “Mỹ đã đến rất gần trong cuộc chiến chống khủng bố IS tại Syria và sau đó, chúng tôi sẽ quyết tâm cho mục tiêu tiếp theo mà chúng tôi mong muốn”.
Vào thứ Hai (ngày 24/9), ông Bolton cho biết Mỹ sẽ không rời khỏi Syria cho tới khi binh lính Iran ra khỏi trận chiến này.
Tổng thống Erdogan cũng cho biết sẽ chuẩn bị để tiếp cận với Moscow tìm sự đồng thuận xóa sạch lực lượng YPG tại Syria. Quan hệ Nga và Thổ Nhĩ kỳ đang có tín hiệu cải thiện trong suốt 18 tháng qua trong bối cảnh hai nước có thể bật tín hiệu thúc đẩy hợp tác tại Syria.
Vai trò ảnh hưởng của Nga
Quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga là một phạm trù khác khiến cho Washington luôn căng thẳng, các nhà quan sát cho biết.
Ankara đang đối mặt với các trừng phạt bổ sung của Mỹ nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục tham vọng muốn mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga. NATO đã đưa ra cảnh báo việc triển khai hệ thống S-400 không hề tương thích và ảnh hưởng đến hệ thống quân sự của liên minh quân sự.
Các nhà phân tích cho biết, thỏa thuận của Tổng thống Erdogan trong tháng này với Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ngăn chặn cuộc tấn công của Damascus nhằm chống lại lực lượng nổi dậy Idlib và gửi thông điệp đến Washington về vị trí quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.
“Điều này rõ ràng rằng Thổ Nhĩ Kỳ không phải là quốc gia có thể dễ dàng khuất phục. Ankara là một mắt xích trong chiến lược phương Tây tại Trung Đông. Đây là vì lợi ích của Mỹ để hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt của Mỹ và Iran sẽ có hiệu lực trong tháng 11 và điều này sẽ là thử nghiệm lớn nhất cho quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ”, cựu quan chức ngoại giao cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ Aydin Selce cho biết.
Washington đang có ý định tiếp tục tăng cường lệnh trừng phạt tài chính và thương mại mới vào Tehran vì chương trình hạt nhân.