(Tổ Quốc) - Dự kiến, 9 tuyến phố quanh Hồ Gươm sẽ cấm phương tiện hoạt động gồm: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay, một phần phố Tràng Tiền, Đinh Lễ, Lê Thạch, Lê Lai, một đoạn phố Hàng Dầu, Lò Sũ và khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
- 28.09.2019 Hà Nội: yêu cầu khẩn trương có phương án khắc phục tình trạng bán hàng rong, dắt động vật vào phố đi bộ
- 03.09.2019 Hà Nội đề xuất mở rộng không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm
- 18.08.2019 TP. HCM: Xử lý việc kinh doanh quá giờ quy định gây tiếng ồn tại phố đi bộ
- 24.07.2019 Thanh Hóa sắp có phố đi bộ Phan Chu Trinh
- 27.06.2019 Phố đi bộ và chợ đêm Đà Nẵng dự kiến sẽ hoạt động vào quý 3/2019
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang xây dựng phương án thí điểm cấm các phương tiện giao thông hoạt động trong thời gian 1 tháng đối với toàn bộ không gian đi bộ xung quanh hồ Hoàn Gươm.
Việc cấm phương tiện 24/24 giờ hay chỉ cấm trong các khung giờ cao điểm nhất định trong ngày đang được thành phố tính toán để các chuyên gia, nhà khoa học, người dân đánh giá. Nếu khả thi thành phố sẽ áp dụng.
Hà Nội dự kiến sẽ thay đổi lộ trình một số tuyến xe buýt quanh hồ Hoàn Kiếm - Ảnh: Báo Đầu tư
Theo đó, dự kiến, 9 tuyến phố sẽ cấm phương tiện hoạt động gồm: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay, một phần phố Tràng Tiền, Đinh Lễ, Lê Thạch, Lê Lai, một đoạn phố Hàng Dầu, Lò Sũ và khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Toàn bộ các tuyến buýt sẽ được điều chỉnh ra khỏi các tuyến phố thí điểm tổ chức không gian đi bộ. Khi đó xe buýt sẽ được bố trí tiếp cận gần nhất với các phố đi bộ để tạo thuận lợi cho nhân dân đi và đến khu vực hồ Hoàn Kiếm tham quan, vui chơi.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu các điểm giao thông tĩnh, tiếp tục kiểm tra, rà soát để chuyển các điểm trông giữ xe tự phát thành điểm trông giữ có quản lý; Nghiên cứu tận dụng các vị trí, điều chỉnh các điểm trông giữ xe đạp, xe máy phân bố đến quanh khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm như: Nhà Thờ, Hàng Trống, Phủ Doãn, Nhà Chung, Lý Quốc Sư… và các tuyến phố kết nối trực tiếp với vành đai cấm đường.
3 năm trở lại đây, các tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm được triển khai từ tối thứ 6 đến hết tối chủ nhật hàng tuần đã được triển khai với tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Lê Lai, Lê Thạch, Trần Nguyên Hãn, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền, Lò Sũ, Hàng Dầu, Lương Văn Can, Hàng Bài, Bảo Khánh.
Không gian phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm đã mang lại nét đặc trưng mới cho Hà Nội, góp phần thúc đẩy dịch vụ, thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước..
Nếu thành phố Hà Nội chuyển sang thí điểm 1 tháng, thì trong thời gian này, các phương tiện sẽ không được qua lại trên các tuyến phố này cả ngày lẫn đêm.
Năm 2019, Sở Du lịch Hà Nội đưa ra mục tiêu phấn đấu đón được 28,58 triệu lượt khách, tăng 9,8% so với số ước thực hiện năm 2018, trong đó bao gồm: 6,66 triệu khách quốc tế (có 4,80 triệu khách quốc tế có lưu trú) tăng 16% (so với ước thực hiện năm 2018); 21,92 triệu khách nội địa, tăng 8% (so với ước kế hoạch năm 2018).Tổng thu từ khách du lịch đạt 84.788 ngàn tỷ đồng, tăng 11,8% so với ước thực hiện năm 2018. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt từ 60% đến 65%.
Năm nay, Hà Nội tiếp tục có mặt trong các bảng xếp hạng uy tín về du lịch. Hãng hàng không ANA của Nhật Bản xếp Hà Nội đứng thứ 25/26 các thành phố châu Á tốt nhất để làm việc và du lịch. Hà Nội được nhận giải Travelers' Choice Awards năm 2019, xếp thứ 4/25 điểm đến hàng đầu châu Á; xếp thứ 15/25 điểm đến hàng đầu thế giới do du khách bình chọn trên trang TripAdvisor. Mới gần đây, hãng thông tấn CNN của Mỹ bình chọn Hà Nội là điểm đến của Việt Nam lọt tốp "Danh sách vàng những điểm du lịch tốt nhất châu Á" năm 2019.