• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng

Thực hiện: Nam Nguyễn | 27/01/2023

(Tổ Quốc) - Sau 2 năm không tổ chức do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm 2023, Lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, Hà Nội) được tổ chức theo nghi thức truyền thống địa phương gồm phần Lễ và phần Hội, diễn ra vào các ngày 27, 28, 29/01/2023 (tức các ngày mùng 6, mùng 7, mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão).

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 1.

Ngày 27/1 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ kỷ niệm 1983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 1980 năm Hai Bà Trưng mất và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2023 đã trang trọng diễn ra tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 2.

Ngay từ sớm người dân tại xã Hạ Lôi đã chuẩn bị bàn lễ trước cửa nhà mình.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 3.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng thường được nhân dân địa phương gọi là lễ hội Hạ Lôi. Hàng năm khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng huyện Mê Linh mở hội chính từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 10 tháng Giêng. Đây là ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 4.

Lễ hội bắt đầu bằng nghi lễ rước kiệu từ đình Hạ Lôi về đền Hai Bà Trưng, hoạt động tế lễ theo nghi thức truyền thống địa phương.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 5.

Đi hộ giá Hai Bà có các đội nghi trương gồm: Cờ lệnh, đội cờ ngũ hành, đội cờ tứ linh, đội cờ thần tàn lọng, đội gươm trường bát bửu, đội nữ binh hộ giá, hai voi trắng, ngựa hồng, ngựa bạch… cùng các đội múa xênh tiền, múa lân vừa đi vừa múa trong tiếng nhạc lễ cung đình của dàn nhạc bát âm, hòa quyện trong tiếng trống, tiếng chiêng, rộn rã, linh thiêng.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 6.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 7.

Từ trong sân đền, kiệu Bà Trưng Trắc đi trước, nhưng khi ra khỏi cổng đền, kiệu Bà Trưng Trắc dừng lại bên phải đường để kiệu Bà Trưng Nhị đi trước (với ý nghĩa: Nội gia tỷ muội, ngoại quốc quân thần). Việc đổi vị trí kiệu gọi là “giao kiệu”.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 8.

Trong quá trình rước kiệu, nhiều lần đội rước dừng lại, thực hiện động tác đổi vai nâng kiệu qua đầu ba lần cả bốn cỗ kiệu. Động tác này được thực hiện không đồng thời mà tiếp nối nhau, nên nếu nhìn tổng thể sẽ thấy hình ảnh các cỗ kiệu nhấp nhô giữa đội hình cờ súy, tựa như thân hình một con rồng đang uốn lượn, hòa quyện trong tiếng trống, tiếng chiêng của dàn nhạc bát âm cung đình rộn rã và uy linh

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 9.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 10.

Người dân đứng hai bên đường cung nghênh kiệu Hai Bà Trưng.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 11.

Theo lịch sử ghi chép lại, năm 40 sau Công nguyên, trên mảnh đất Mê Linh, Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa kêu gọi hào kiệt bốn phương cùng nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi quân Đông Hán, giành độc lập cho dân tộc.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 12.

Được sự hưởng ứng của Lạc Hầu, Lạc Tướng và nhân dân khắp 65 huyện thành, chỉ trong thời gian ngắn, với khí thế sục sôi, mạnh mẽ như nước vỡ bờ, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân cả nước đánh đuổi quân Tô Định ra khỏi bờ cõi, giành lại giang sơn, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 13.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã ghi một dấu son sáng chói đầu tiên trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Ngay sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng xưng vương, lập kinh đô, tiến hành củng cố, xây dựng lại đất nước.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 14.

Hai Bà Trưng đã trở thành vị vua nữ đầu tiên của dân tộc, nữ vương đầu tiên trên thế giới.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 15.

Sau khi Hai Bà mất, nhân dân huyện Mê Linh đã lập đền thờ Hai Bà để tỏ lòng tri ân và tôn kính đối với Hai Bà Trưng cùng lục bộ chư tướng, cầu mong Hai Bà phù hộ độ trì cho quốc thái dân an

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 16.

Khi đoàn rước kiệu về đến cổng Đền, kiệu bà Trưng Nhị dừng lại để kiệu bà Trưng Trắc vào sân Đền trước (giao kiệu lần thứ hai trong ngày mùng 6).

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 17.

Việc “giao kiệu” trong lễ rước kiệu là một nghi thức độc đáo, đặc sắc chỉ riêng có tại Lễ hội Đền Hai Bà Trưng ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 18.

Lễ hội Đền Hai Bà Trưng vốn có sức sống mãnh liệt trong trái tim, tình cảm, văn hóa truyền thống của người dân Mê Linh nói riêng và Nhân dân của mọi miền Tổ quốc nói chung, gợi lên âm hưởng của quá khứ hào hùng, mãnh liệt, làm nên phong cách con người nơi đây, như một sự giáo dục truyền thống, biểu thị lòng tôn kính của các thế hệ người dân quê hương đối với Hai Bà Trưng. Hiện Đền Hai Bà Trưng còn lưu giữ 23 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam.

Hà Nội: Hàng ngàn người tham dự rước kiệu Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Ảnh 19.

Cùng với đó, phần Hội diễn ra từ ngày 27/01 đến hết ngày 29/01 (từ ngày mùng 6 đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng). Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, thi đấu thể thao để Nhân dân và du khách được vui hội.

NỔI BẬT TRANG CHỦ