(Tổ Quốc) - Hôm nay (23 tháng Chạp), theo phong tục của người Việt Nam là ngày ông Táo về chầu trời. Vì thế các gia đình thường làm lễ cúng để tiễn các Táo về trời, trong đó có tục thả cá chép.
Theo tín ngưỡng dân gian, ông Táo là các vị thần bếp Táo quân trông nom cuộc sống của toàn bộ gia đình . Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.
Người dân phường Ngọc Thụy - Long Biên ra thả cả chép tại khu vực sông Đuống
Về phong tục thả cá chép, không chỉ được cho là phương tiện giúp ông Táo lên chầu trời, xét từ góc độ Phật giáo, phóng sinh cá chép thể hiện sự từ bi cũng như truyền thống nhân đạo của nhân dân ta, xét về khía cạnh môi trường, việc thả cá chép còn góp phần làm đa dạng sinh học tại những khu vực cá được thả. Lý thuyết là vậy, tuy nhiên trên thực tế việc thả cá không đúng cách cùng với ý thức kém của một bộ phận dân cư lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.
Một số hình ảnh về việc thả cả chép trong ngày 23 tháng chạp, dọc tuyến sông Đuống, đoạn qua địa phận phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội vào trưa nay:
Không chỉ thả cá mà nhiều đồ thờ cúng cùng than (tro) từ việc đốt hàng mã cũng được người dân mang ra sông thả cùng
Một đoạn sông Đuống sau khi người dân thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời