• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hà Nội: Phân định vùng "vùng đỏ", "vùng cam", "vùng xanh" để áp dụng biện pháp chống dịch mới như thế nào?

Thời sự 03/09/2021 14:48

(Tổ Quốc) - Theo dự kiến, vùng có nguy cơ rất cao "vùng đỏ" ở Hà Nội sẽ tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 (16+) còn khu vực nguy cơ cao "vùng cam", nguy cơ thấp hơn "vùng xanh" áp dụng Chỉ thị 15+.

Thế nào là các vùng "đỏ, cam, xanh"?

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa thống nhất chủ trương về việc thiết lập 3 vùng giãn cách xã hội theo mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.

Theo đó, trên cơ sở đánh giá các khu vực có nguy cơ rất cao - "vùng đỏ" để tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo mức cao hơn Chỉ thị 16 (16 ) của Thủ tướng với nguyên tắc "ai ở đâu ở đó" để khoanh vùng, truy vết, xử lý, dập dịch triệt để.

Tại các khu vực nguy cơ cao - "vùng cam" và nguy cơ thấp hơn - "vùng xanh" điều chỉnh các biện pháp ở mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 (15 ) của Thủ tướng để tổ chức phục hồi sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ các khu vực "vùng đỏ", bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, phù hợp tình hình dịch bệnh.

Theo quy định của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid 19, "vùng đỏ" (nguy cơ rất cao) với cấp huyện là có 30% số xã trở lên có nguy cơ rất cao; 50% số xã trở lên có nguy cơ cao hoặc có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lan nhanh trên 50% số xã.

"Vùng cam" (nguy cơ cao) ở cấp huyện có 30% số xã trở lên có nguy cơ cao nằm rải rác trên địa bàn huyện; 50% số xã trở lên ở mức độ nguy cơ hoặc có 1 xã nguy cơ rất cao; có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lan nhanh trên 20% số xã.

"Vùng xanh" là các địa bàn không thuộc hai vùng nêu trên. Còn theo quy định hướng dẫn của TP Hà Nội thì vùng xanh là vùng không có ca nhiễm.

Hà Nội: Phân định vùng vùng đỏ, vùng cam, vùng xanh để áp dụng biện pháp chống dịch mới như thế nào? - Ảnh 1.

Ảnh bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 Hà Nội

Theo Bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 của Hà Nội, tính đến trưa 3/9, toàn thành phố ghi nhận 3.409 ca dương tính Covid-19 (từ ngày 24/7), với 17.088 F1, đã cách ly tập trung 3.670 người, 76.817 trường hợp F2.

Các quận, huyện màu đỏ (có trên 20 ca mắc Covid-19 trở lên tính đến sáng 3/9) gồm: Thanh Xuân (502 ca), Đông Anh (371 ca), Đống Đa (369 ca); Thanh Trì (326 ca); Hoàng Mai (322 ca), Hai Bà Trưng (250 ca), Thường Tín (149 ca); Hà Đông (133 ca), Hoàn Kiếm (129 ca), Ba Đình (103 ca), Bắc Từ Liêm (95 ca); Thạch Thất (87 ca), Hoài Đức (71 ca).

Tuy nhiên, trong bản đồ từng quận, huyện màu đỏ cũng chỉ có một số phường, xã tập trung các chùm ca bệnh được đánh dấu (các vùng còn lại không có ca nhiễm).

Các quận, huyện còn có màu vàng (1 - 5 ca), màu cam (5 - 20 ca) gồm: Gia Lâm, Long Biên, Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Thường Tín, Mê Linh, Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Quốc Oai, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Phú Xuyên.

Các khu vực "màu xanh" gồm: thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Chương Mỹ.

Việc áp dụng Chỉ thị 15 và 15 sẽ như thế nào?

Trao đổi với PV, một chuyên gia chống dịch của Hà Nội cho hay, bản đồ “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng xanh” của Hà Nội sẽ được thành phố tính toán dựa trên số lượng các ca nhiễm, khu vực các ổ dịch.

Tuy nhiên, việc quyết định xem khu vực nào là "vùng xanh, cam, đỏ" sẽ được TP nghiên cứu kỹ, dựa trên các số liệu ca nhiễm, tình hình dịch cũng như các đặc điểm dân cư, xã hội để quyết định.

Đối với việc phân “vùng đỏ” theo ranh giới chung quận, huyện hay phân nhỏ theo các phường, xã đang có các ca F0 sẽ cần cân nhắc, tính toán kỹ.

Về việc áp dụng Chỉ thị 15 và 15 ở "vùng xanh", vị này nhận định, sau khi có quyết định phân vùng cụ thể của UBND TP thì Chủ tịch UBND quận, huyện sẽ được giao chủ động quyết định, áp dụng linh hoạt đối với từng xã, phường để đảm bảo hiệu quả, khoa học nhất.

Trước đó, trong văn bản thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 9 và các tháng cuối năm do Chủ tịch Hà Nội ký đã giao đối với khu vực “vùng xanh”, giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt từng phương án để tổ chức sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

Hiện nay, việc giãn cách xã hội được thực hiện theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng. Đây là 3 mức độ giãn cách xã hội được các tỉnh, TP chủ động lựa chọn phù hợp với điều kiện dịch bệnh của địa phương mình.

Tuy nhiên, ở một số thời điểm đặc biệt, các địa phương có thể điều chỉnh linh hoạt mức độ giãn cách xã hội dựa trên 3 chỉ thị này, để có Chỉ thị 15 (cao hơn Chỉ thị 15) và Chỉ thị 16 (cao hơn Chỉ thị 16).

Theo đó, Chỉ thị 15 được áp dụng gần giống với Chỉ thị 15, nhưng tiệm cận với mức độ giãn cách ở Chỉ thị 16.

Chỉ thị 15 quy định: không tụ tập 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

Giữ khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng (trước đó TP.HCM áp dụng không tụ tập quá 5 người trở lên).

Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.

Dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao , giải trí tại các địa điểm công cộng.

Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Hạn chế di chuyển của người dân, nhất là các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác.

Chỉ thị 16 quy định: việc giãn cách thực hiện theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu.

Dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa.

Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp.

Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện tại nơi công cộng.

Hoạt động vận tải dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác; cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.

Hoàng Đan

NỔI BẬT TRANG CHỦ