• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hà Nội: Xây dựng làng cổ Đường Lâm thành di tích Quốc gia đặc biệt

23/11/2015 08:26

(Cinet)- Năm 2016, UBND thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội sẽ nỗ lực phấn đấu đưa làng cổ Đường Lâm trở thành di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tiến tới được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Làng cổ Đường Lâm. Ảnh: internet

(Cinet)- Năm 2016, UBND thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội sẽ nỗ lực phấn đấu đưa làng cổ Đường Lâm trở thành di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tiến tới được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Theo đó, địa phương sẽ tập trung phát huy giá trị di tích làng cổ Đường Lâm, đặt mục tiêu năm 2016 đón được 15 vạn lượt khách tham quan, từ 10-15% các hộ dân tại di tích tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch cho khách đem lại thu nhập ổn định. Đồng thời hoàn thành việc giãn 150 hộ dân trong dự án giãn dân giai đoạn 1 sang nơi ở mới.

Để giải quyết tốt vấn đề đó, thị xã Sơn Tây chủ động đầu tư chống xuống cấp các di tích, tranh thủ mọi nguồn lực để tu bổ, tôn tạo di tích, phát triển hạ tầng cơ sở để phục vụ du lịch. Địa phương cũng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển mô hình du lịch-dịch vụ ở xã Đường Lâm, phát triển du lịch di sản văn hóa gắn với các hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp. Đặc biệt, công tác tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân về giá trị đặc biệt của di tích sẽ được coi trọng, để nâng cao hơn nữa nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích làng cổ Đường Lâm.

Sau khi được công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia, thị xã Sơn Tây đã lập Ban Quản lý làng cổ Đường Lâm để thực hiện công tác quản lý, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, tu bổ các di tích, nhà cổ trong khu vực. Thị xã đã và đang từng bước thực hiện các giải pháp: Xây dựng đề án bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của làng cổ; tăng cường quảng bá, maketing; xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phát triển du lịch; tuyên truyền vận động nhân dân về giá trị làng cổ; chủ động phối hợp với các cơ quan từng bước tiến hành nghiên cứu, đề nghị lập hồ sơ công nhận là Di tích đặc biệt cấp quốc gia, từ đó, hoàn thiện các tiêu chí để đề nghị công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.

CN
 

NỔI BẬT TRANG CHỦ