• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh

Thực hiện: Nam Nguyễn | 30/01/2023

(Tổ Quốc) - Mùng 7 - 9 tháng Giêng, người dân thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh (Tam Dương, Vĩnh Phúc) lại mở hội 'đúc Bụt' tại miếu Bà thờ công chúa Ngọc Kinh. Ngày chính hội (mùng 8), sau lễ tế kéo dài hơn một giờ, tích trò “đúc Bụt” được bắt đầu.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 1.

Mùng 7 - 9 tháng Giêng, người dân thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh (Tam Dương, Vĩnh Phúc) lại mở hội 'đúc Bụt' tại miếu Bà thờ công chúa Ngọc Kinh. Ngày chính hội (mùng 8), sau lễ tế kéo dài hơn một giờ, tích trò “đúc Bụt” được bắt đầu

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 2.

Ghi nhận của PV báo điện tử Tổ Quốc, ngay từ sớm ngày 29/1 tức mùng 8 Tết, các cụ cao niên trong làng đã chuẩn bị đồ lễ cũng như chiếu để chuẩn bị cho phần lễ và phần hội.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 3.

Năm nay ba ông bụt được chọn là Nguyễn Đình Khiêm 19 tuổi, Nguyễn Văn Nam 29 tuổi Nguyễn Hồng Quân 19 tuổi, đều là trai đinh trong làng.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 4.

Sau 3 tuần tế, chủ tế xin âm dương và phân công quan viên đi Đúc Bụt.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 5.

Sau khi 3 bụt được làm lễ trong đền Đức Bà sẽ được đưa đi tắm ở giếng nước thiêng đầu thôn.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 6.

Lễ hội Đúc Bụt là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian truyền tích Ngọc Kinh công chúa chiêu tập nghĩa sỹ rèn đúc vũ khí tụ nghĩa, dưới ngọn cờ cứu nước của Hai Bà Trưng.

3 ông Bụt là 3 thanh niên khỏe mạnh, chưa vợ, sống gương mẫu được rước ra giếng thiêng để được tắm sạch sẽ trước khi trát bùn lên người.


Ba thanh niên tiếp tục được đưa xuống ao, lấy bùn trát kín toàn thân. Bể bùn cách giếng nước gần 200m, lượng bùn được thanh lọc từ các thửa ruộng bên cạnh sao cho sạch sẽ nhất để đắp lên người và lên mặt các bụt.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 9.

Hàng ngàn người dân từ các xã, huyện lân cận đổ về để chứng kiến một trong những lễ hội độc đáo và đặc sắc nhất đầu năm.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 10.

Các ông bụt được đưa trở lại đình trong vòng bảo vệ của trai làng.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 11.

Ba ông bụt được đưa an toàn vào đình sẽ hành lễ và được trùm chiếu lên người.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 12.

" Đây là lần đầu tiên em được chọn vào vai ông Bụt, vừa hồi hộp cũng vừa vinh dự" - ông Bụt Nguyễn Đình Khiêm chia sẻ.


Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 13.

Các quan viên trùm lên người Bụt một chiếu cói, trên đỉnh chóp là bó mạ, đây là chiếu giữa - chiếu quan quan trọng nhất - nó cũng là lí do để mọi người chờ đợi đến cuối lễ hội trong màn giành chiếu cầu con trai.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 14.

Để tránh tình trạng tranh cướp chiếu gây phản cảm, Ban tổ chức Lễ hội Đúc Bụt đã xây dựng phương án đổi mới, chuyển từ “cướp chiếu” sang tản chiếu phát lộc.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 15.

Ba chiếu được giữ lại trong hậu cung, chỉ được úp lên đầu “ông Bụt” khi làm lễ trong Đền, sau đó được gỡ ra từng sợi, đưa vào “Bao bì lộc” được thiết kế đẹp mắt, trang trọng với lời chúc “ Phúc – Lộc – Thọ” và được các Quan viên phát lộc cho những người đi lễ có nhu cầu.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 16.

Quan viên phát chiếu cũng như mạ non cho mọi người qua khe cửa

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 17.

Các phương án đảm bảo an ninh trật tự, thu nhỏ quy mô lễ hội, tránh tụ tập đông người… cũng đã được chính quyền địa phương, BQL di tích lên phương án kỹ lưỡng.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 18.

Theo quan niệm truyền thống, ai giành được manh chiếu sẽ mang lại may mắn cả năm và ai chuẩn bị sinh con đến xin chiếu thiêng thì sẽ được con trai.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 19.

Lễ hội Đúc Bụt là một trong những lễ hội tiêu biểu của Vĩnh Phúc. Lễ hội nhằm ôn lại quá trình chiêu mộ nghĩa sĩ, tập hợp lực lượng, rèn đúc vũ khí của Ngọc Kinh công chúa – một nữ tướng tài ba, trí dũng vẹn toàn, hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà Trưng diệt giặc, cứu nước. Để tưởng nhớ công lao của bà, nhân dân Phù Liễn đã lập đền thờ gọi là đền thờ Đức Bà lưu truyền đến ngày nay.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 20.

Tại lễ hội, các tích trò sĩ, nông, công, cổ mà Ngọc Kinh công chúa đã truyền dạy cho nhân dân được diễn lại một cách công phu, bài bản và cũng rất gần gũi với đời sống người dân. Sau khi làm lễ trình Thánh diễn trò Đúc Bụt với 3 thanh niên làm Bụt trình Thánh, Chủ tế và 16 quan viên tiến hành tút chiếu khỏi ba ông bụt, tung ra ngoài để tản chiếu phát lộc.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 21.

Cao trào của lễ hội sau phần tế lễ là tích trò “Đúc bụt” và “cướp chiếu” cầu đinh.Tương truyền rằng nếu ai cướp được chiếc chiếu mà ông bụt ở giữa trùm thì cuối năm sẽ sinh được con trai.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 22.

Tuy nhiên do công tác chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như có các phương án bảo vệ, tuyên truyền tốt tới người dân. Lễ hội Đúc Bụt năm nay hạn chế tối đa việc tranh cướp chiếu gây ra những hình ảnh phản cảm.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 23.

Ai cũng vui vẻ khi có trên tay manh chiếu thiêng.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 24.

" Năm nay tôi đi Lễ hội Đúc Bụt vừa là cầu may mắn, vừa cầu gia đình có thêm 1 xuất đinh mới " - Chị Huyền Thương ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc chia sẻ.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 25.

Ai cũng vui vẻ khi xin được manh chiếu thiêng cầu gia đình có thêm con trai trong năm tới.

Hàng ngàn người tham gia lễ hội "Đúc Bụt" và nghi thức xin chiếu thiêng cầu đinh - Ảnh 26.

NỔI BẬT TRANG CHỦ