Đường dây nóng
0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn
Liên hệ quảng cáo
091.358.6788
Với sự tham gia của khoảng 500 người, đoàn diễu hành xuất phát từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đi qua Nhà hát Lớn Hà Nội, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám và tiến vào không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm. Đây là một hoạt động nhằm giới thiệu, tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt, đồng thời giúp khán giả tìm hiểu thêm những nét văn hóa đặc sắc thông qua trang phục truyền thống của Việt Nam qua các thời kỳ như áo dài, áo tấc, áo Giao Lĩnh, áo Nhật Bình...
Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 10 năm phong trào cổ phục Việt Nam (2014 - 2024), đồng thời hòa mình vào dòng chảy sáng tạo của thời đại văn hóa mới, vinh danh trang phục truyền thống của người Việt. Dẫn đầu đoàn diễu hành là Khối Kỵ Xạ Việt Nam (kỵ binh và cung thủ), người mẫu khoác trên mình quốc phục của các triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn, cưỡi trên lưng ngựa. Tiếp sau là Khối Đại kỳ tượng trưng cho trai tráng Đại Việt trong mỗi dịp lễ hội.
Đoàn “Bách Hoa Bộ Hành” xuất phát từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - Nhà hát Lớn Hà Nội - Quảng trường Cách mạng Tháng Tám đi dọc phố Tràng Tiền và tiến vào không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.
Đoàn diễu hành tôn vinh, giới thiệu và trình diễn nét đẹp cổ phục Việt Nam, đồng thời thể hiện tình yêu và niềm tự hào về trang phục Việt…
Một tình nguyện viên tham gia đang cầm chiếc mũ Cửu Long - được mô phỏng từ thành quả dự án phục dựng của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam năm 2010 và cuốn sách "Ngàn Năm Áo Mũ" năm 2013. Anh Vũ Đức, đại diện ban tổ chức Bách Hoa Bộ Hành chia sẻ: những dự án lớn này đã truyền cảm hứng trực tiếp cho phong trào tái hiện Việt phục của người trẻ.
Đại diện ban tổ chức Bách Hoa Bộ Hành mong muốn sự kiện sẽ thúc đẩy phong trào nghiên cứu, phục dựng cổ phục tại Việt Nam, đặc biệt với những người trẻ.
Nhóm diễu hành trong bộ lễ phục thời Nguyễn với hai người đi trước (áo đỏ) mặc đồ hoàng tử, công chúa; nhóm phía sau là áo dành cho quan lại.
Nhiều khách cho biết ''choáng ngợp" với quy mô của đoàn diễu hành và sự đa dạng của các bộ cổ phục. Dù không hiểu rõ về từng bộ trang phục, đa số đánh giá đây là trải nghiệm thú vị, hiếm có trên phố đi bộ.
Phong trào này đã được quan tâm trong khoảng 10 năm trở lại đây với nhiều đơn vị nghiên cứu, thiết kế độc lập. Bách Hoa Bộ Hành là nơi quy tụ các đơn vị khắp cả nước, qua đó đem đến cho người dân, du khách cái nhìn mới mẻ về Việt phục.
Có không ít người nước ngoài cũng tham gia đoàn diễu hành với trang phục truyền thống của Việt Nam
Bách Hoa Bộ Hành là cách thể hiện tình yêu và niềm tự hào về trang phục Việt và hồn cốt Việt
Sự kiện cũng có sự tham gia của không ít các thanh niên nổi tiếng trên mạng xã hội
Đây cũng là dịp để khán giả được chiêm ngưỡng những bộ trang phục truyền của Việt Nam qua các thời kỳ được các cá nhân, nhóm nghiên cứu sưu tầm, ứng dụng...
Bên cạnh các khối cổ phục Việt Nam, lễ diễu hành năm nay còn có một khối mặc trang phục truyền thống của Mông Cổ để kỷ niệm 70 quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Đoàn diễu hành gồm có: Đoàn kỵ binh, Đoàn lính rước, Đoàn lễ nhạc nhi đồng, Đoàn áo giao lĩnh, Đoàn tiền thân áo dài, Đoàn áo dài, Đoàn hôn lễ, Đoàn áo Nhật bình, Đoàn Cung đình, Đoàn cách tân Việt phục, Đoàn Việt phục tự do…
Sự ấn tượng và lộng lẫy của trang phục xưa, phảng phất cùng Việt phục qua bàn tay thế hệ hôm nay...