(Tổ Quốc) - Việc lạm dụng chất gây nghiện ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, vì vậy chúng ta cần phải hành động để ngăn ngừa những cái chết vô nghĩa.
Thời gian gần đây, nhiều bài báo xuất hiện trên các phương tiện truyền thông lại một lần nữa cảnh báo chúng ta về hiện trạng lạm dụng chất gây nghiện cũng như hậu quả hủy diệt và gây tử vong. Trong khuôn khổ bài viết nhỏ về đại dịch này, xin nói đến đại dịch ma túy đang bao vây chúng ta, bất kể người giàu hay nghèo, da đen hay da trắng, thành thị hay nông thôn, già hay trẻ, gốc châu Âu hay châu Á…
Chúng ta cần quyết định và hành động nhanh chóng những việc có thể làm để ngăn chặn đại dịch này. Và chúng ta có thể làm tốt hơn nữa bằng cách chung tay chống lại sự tàn phá của ma túy gây ra cho mỗi cá nhân, cộng đồng và xã hội. Với mong muốn làm giảm nguy cơ nghiện ma túy và chất gây nghiện, dưới đây là những việc mà từng cá nhân, gia đình và các tổ chức (bao gồm cả những nhà hoạch định chính sách cũng như các tổ chức bảo hiểm) có thể làm.
Đã đến lúc phải hành động để chống lại việc sử dụng ma túy và lạm dụng chất gây nghiện (iStockPhoto)
1. Giảm thiểu những cái chết do sử dụng thuốc quá liều bởi việc cung cấp naloxone một cách dễ dàng. Naloxone, dưới dạng thuốc xịt, nhanh chóng ngăn chặn sự ức chế hô hấp nghi ngờ nguyên nhân là do sử dụng heroin, methadone và thuốc giảm đau có chất gây nghiện (như OxyContin, Percodan và Vincodin), và việc sơ cứu có thể thực hiện dễ dàng bởi những người gần người bệnh lúc đó. Tuy nhiên trong năm 2014, số ca tử vong do sử dụng quá liều thuốc giảm đau theo toa tăng gần 19.000, gấp 3 lần so với năm 2001, và có trên 47.000 người quá liều trong cùng năm.
2. Xác định và trấn áp người kê đơn đang cung cấp số lượng lớn chất gây nghiện có trong thành phần của thuốc thành phẩm khi còn ở dạng thuốc bột. Sử dụng cơ sở dữ liệu đăng ký thuốc theo toa của tiểu bang để xác định những bác sĩ đặt trước và phân biệt chúng với các bác sĩ thực hành hợp pháp với các nhóm bệnh nhân bị đau và bệnh ung thư.
3. Sử dụng phát thanh, truyền hình và truyền thông xã hội… tham gia các chương trình giáo dục gia đình về ngăn chặn lạm dụng chất gây nghiện này. Việc này sẽ giúp giảm thiểu sử dụng các loại thuốc giảm đau trong thành phần có chất gây nghiện.
4. Thiết lập và thực hiện các hướng dẫn y tế trong việc điều trị chứng đau mãn tính. Điều này có thể được thực hiện thông qua các kỹ thuật cải tiến chất lượng và chiến lược cải tiến hiệu suất.
5. Đưa việc kiểm tra vấn đề sử dụng chất gây nghiện và ma túy thành một tiêu chuẩn chăm sóc. Tiêu chuẩn này cần được tiến hành phổ quát, áp dụng đối với các bệnh nhân là người lớn khi tham gia các dịch vụ chăm sóc ban đầu để xác định và ngăn chặn sớm trước khi bị nghiện. Việc sàng lọc, can thiệp sớm và đưa ra phác đồ điều trị, hay SBIRT, một can thiệp đã được kiểm chứng và thường được kiểm soát bởi các tổ chức bảo hiểm, bao gồm cả bảo hiểm y tế liên bang Medicaid và Medicare. Tiêu chuẩn này cũng được áp dụng để phát hiện và can thiệp đối với người bệnh ở lứa tuổi thiếu niên.
6. Tăng khả năng sẵn sàng, khả năng đáp ứng chi trả và tiếp cận các chương trình điều trị cai nghiện. Ước tính khoảng 80-90% các cá nhân được hưởng lợi từ điều trị đã không được đáp ứng các chương trình này. Chương trình điều trị không chỉ dành cho những người giàu chịu chi trả cho các chương trình điều trị riêng. Đạo luật Chăm sóc sức khỏe trong phạm vi có thể đáp ứng đặt ra yêu cầu phải có sự bảo hiểm cung cấp việc khám chữa tối thiểu, đảm bảo cân bằng giữa sức khỏe thần kinh với những ảnh hưởng bởi sử dụng thuốc có chất gây nghiện, nghĩa là phải có một khoản bảo hiểm cho việc sử dụng thuốc dẫn đến bị nghiện tương đương trong khoảng khám chữa y tế được bao trả. Và việc bồi hoàn cho những rối loạn do sử dụng thuốc điều trị dẫn tới nghiện không bao giờ là tốt hơn.
7. Hướng dẫn cho các bác sĩ, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân những phương pháp điều trị hiệu quả. Những đơn vị cung cấp dịch vụ y tế (không chỉ có các chuyên gia về cai nghiện) cần phải đánh giá được ảnh hưởng của việc điều trị bằng thuốc dẫn đến nghiện để đưa ra những liệu pháp điều trị thích hợp. Người bệnh và gia đình phải nắm bắt được đầy đủ thông tin để đưa ra những chương trình điều trị hiệu quả.
8. Lên danh sách các trung tâm điều trị không cung cấp liệu trình điều trị tổng thể bao gồm cả việc lạm dụng chất gây nghiện như là những đơn vị dưới mức tiêu chuẩn chăm sóc. Các chương trình điều trị phục hồi 12 bước (gồm cả việc ẩn danh người nghiện) có ý nghĩa quan trọng, như là một phần của chương trình điều trị tổng thể, tuy nhiên hiệu quả lại không cao. Việc lựa chọn chương trình điều trị phải bao gồm cả tăng cường hoạt động, các liệu pháp nhận thức – hành vi, khả năng phòng ngừa tái nghiện, giáo dục gia đình cũng như hỗ trợ, những nỗ lực cải thiện sức khỏe và thuốc men để nhằm ngăn ngừa sự tái phát, duy trì sự tỉnh táo.
9. Thúc đẩy và chi trả sử dụng các liệu pháp điều trị phục hồi có hỗ trợ bằng thuốc. Có nghĩa là trong những nỗ lực để phục hồi có thể gồm cả việc sử dụng thuốc men. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc không nên được nhấn mạnh như một cách để giúp tỉnh táo. Hiện một số thuốc, gọi chung là giảm tác hại, vẫn được dùng để ngăn ngừa việc nghiện, tăng tỉ lệ cai nghiện, giảm tỉ lệ sử dụng. Những loại thuốc này bao gồm buprenorphine (Suboxone), methadone, naltrexone (gồm cả thuốc tiêm trong vòng 28 ngày Vivitrol) và naloxone. Việc này giúp cho các bệnh nhân có cơ hội phục hồi cao nhất, tránh được sự nhầm lẫn hoặc chưa rõ về những khái niệm phục hồi đã lỗi thời.
10. Hãy giữ hy vọng sống cho mọi người. Những người bị rối loạn do sử dụng thuốc có chất gây nghiện có khả năng hồi phục. Việc này cần phải có liệu pháp điều trị tốt, hỗ trợ thường xuyên liên tục và giữ hy vọng sống cho họ. Người nghiện đang cai nghiện rất khó để dự đoán được những gì sẽ xảy ra. Với một số người thì việc đó khá dễ dàng, thậm chí chỉ sau một, hai chương trình phục hồi chức năng. Nhưng với nhiều người thì việc đó có thể mất 5, 10 hoặc 20 năm để cai được nghiện, đó là chưa kể đến những khó khăn, đau đớn khi tái nghiện. Gia đình, người thân và các đơn vị cung cấp dịch vụ lâm sàng cần phải khiến cho bệnh nhân cảm thấy sự hồi phục sẽ kéo dài. Những khoảnh khắc đen tối nhất, nguy hiểm nhất chính là khi hy vọng biến mất, gia đình, bạn bè và cộng đồng bỏ rơi, và khi đó bệnh nhân dễ tìm đến cái chết.
Chắc chắn rằng có một đại dịch sử dụng chất ma túy và lạm dụng chất gây nghiện mà nhiều nước đã và đang phải đối mặt. Chúng ta hành động càng sớm, hành động một cách toàn diện thì càng nhiều cuộc đời và gia đình được cứu thoát.
Thùy My (theo Usnews)